Các bước đi cơ bản (Lý thuyết phần 3)

CÁC BƯỚC CƠ BẢN
Trong bài này mình sẽ cố gắng sử dụng những từ ngữ bình dân nhất để trình bày những vấn đề cơ bản nhất, không có gì là cao siêu phức tạp để chia sẻ kinh nghiệm cùng các bạn.


I. CÁCH ĐÁNH ĐÀN
1. Cách cầm đàn
Phương pháp cầm đàn đúng giúp ta dễ đàn, cầm đàn sai tư thế thì khó đàn hayđược.
Ngồi trên ghế vừa tầm, để eo đàn lên đùi, tay trái cầm cần đàn hơi chếch lên phía trên, tay phải ấn nhẹ lên cạnh đàn chỗ con ngựa thẳng lên để giữ vị trí cố định cho đàn khi đàn. Mặt đàn hơi chếch 1 tí để mắt có thể nhìn thấy mặt trước của cần đàn (nhìn thấy dây đàn).
Khi đàn ngồi thẳng lưng, tư thế phải thật thoải mái, không gượng ép mất tự nhiên.
2. Cách dùng bàn tay trái
Bàn tay trái dùng để bấm hợp âm và nốt nhạc, ngón cái tì vào sau lưng cần đàn, 4 ngón còn lại bấm vào dây đàn ở phía mặt trước của cần đàn.
Khi bấm hợp âm hay nốt nhạc, các ngón phải cong tròn và bấm thẳng vào vị trí dây đàn, ở giữa ngăn đàn (giữa 2 phím) để cho âm thanh phát ra rõ tiếng, không bị câm.
Rèn luyện tay trái để khi khảy hợp âm hay nốt nhạc, âm thanh phát ra nghe tròn trịa, rõ ràng.
3. Cách dùng bàn tay phải
Bàn tay phải dùng khảy vào dây đàn để phát ra âm thanh mong muốn.
Bàn tay đặt chỗ khoảng giữ con ngựa và miệng đàn, cổ tay mặt tì nhẹ vào con ngựa để tạo điểm tựa.
Khi đánh các bản nhạc cổ điển (classic), hay các điệu nhạc buồn như Valse, Boston, Bolero, Slow thì dùng các ngón tay để đánh, vì kiểu đánh bằng tay nghe rõ từng tiếng chơi thể loại cổ điển hay nhạc buồn sẽ thích hợp hơn, ngón cái đánh 3 dây trên, 3 ngón trỏ, giữa, áp út theo thứ tự đánh các dây số: 3, 2, 1.
Khi đánh các điệu nhạc vui nhộn hơn như Rumba, Chacha, Disco, Paso, Surf thì dùng phím đánh sẽ nghe hay hơn, âm thanh phát ra nghe đanh và mạnh, dùng phím có thể đánh từng dây, cũng có thể đánh nhiều dây 1 lượt, và vẫn có thể đánh phân biệt tiếng Bass và tiếng Accord.
Phần này các bạn xem video minh họa ở bài sau sẽ rõ hơn.
II. XÁC ĐỊNH ÂM THỂ, HỢP ÂM, CÁCH ĐỆM NHẠC CHO BÀI HÁT
1. Những khái niệm cơ bản (rút gọn):
Trước khi đi vào chi tiết, mình xin trình bày sơ qua 1 số khái niệm không thể thiếu trong 1 bài nhạc như là: Âm thể (tone) “trưởng” – “thứ”, gam, nhịp, phách... nhằm mục đích giúp các bạn có chút khái niệm cơ bản ban đầu.
1.1. Âm thể (cung, tone - tông) “trưởng” – “thứ”
Tông trưởng và tông thứ có âm hưởng khác nhau, bản nhạc vui tương, hào hùng thường tông trưởng, bản nhạc buồn thường có tông thứ.
Nôm na thế này: tông trưởng và thứ giống như con trưởng và con thứ, đều là con trong 1 gia đình, nhưng sinh trước gọi là trưởng, sinh sau gọi là thứ, tông trưởng và thứ đều là tập hợp của các nốt nhạc, có các nốt giống nhau và khác nhau, tông trưởng sẽ có 1 nốt nhạc cao hơn tông thứ.
Ví dụ hợp âm ĐÔ trưởng, là1 hợp âm thuộc âm thể TRƯỞNG gồm 3 nốt: 1- ĐÔ (luôn luôn có nốt mang tên hợp âm, 2- Mi và 3- Sol, trong khi hợp âm ĐÔ thứ cũng gồm 3 nốt: 1- ĐÔ, 2- Mi giảm và 3- Sol.
So sánh ta thấy có 2 nốt trùng nhau: 1- ĐÔ (nốt chủ âm, bậc 1) và nốt Sol (bậc 5), nốt còn lại bậc 3 khác nhau nửa cung (tương đương 1 ngăn trên cần đàn): đô trưởng thì Mi, đô thứ thì Mi giảm.
Chỉ có 2 âm thể - tông “trưởng” hoặc “thứ” và tất cả các bản nhạc đều thuộc 1 trong 2 âm thể trên. Đa số các bản nhạc chỉ sử dụng 1 âm thể suốt từ đầu đến cuối, ngoại lệ có 1 số bản nhạc ở phần điệp khúc có sự chuyển biến âm thể từ trưởng qua thứ hay ngược lại (ví dụ ở phần dưới).
1.2. Hợp âm (gam)
Nôm na thế này: Hợp âm là sự kết hợp của nhiều hơn 1 âm thanh.
Thường dùng nhất là hơp-âm-ba, có 3 nốt nhạc tạo bởi 2 quãng 3 (quãng 3 là quãng 3 nốt nhạc. VD: Đồ-rê-Mi, Mi-Fa-Sol, Fa-Sol-La... là các quãng 3). Hợp âm 7 có4 nốt.
Có nhiều loại hợp âm: hợp âm trưởng, thứ, trưởng bảy, thứ bảy... nhưng cơ bản và thường sử dụng là 3 hợp âm trưởng, thứ và trưởng bảy.
Ký hiệu:
Người ta cũng sử dụng 7 chữ cái la-tinh (A-B-C-D-E-F-G) để đặt tên cho 7 hợp âm cơ bản tương ứng: La, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol.
Chỉ 1 chữ cái viết hoa: Hợp âm trưởng, thêm chữ m vào sau: Hợp âm thứ, thêm số 7 vào sau: Hợp âm 7.
Ví dụ:
+ Am - La thứ – gồm các nốt: A-La, C-Đô, E-Mi.
+ Dm – Rê thứ – gồm: D-Rê, F-Fa, A-La
+ C – Đô trưởng – gồm: C-Đô, E-Mi, G-Sol
+ A7 – La bảy – gồm: A-La, C#-Đô thăng, E-Mi và 1 nốt bậc 7 tính từnốt La là nốt G-Sol.
...
Những hợp âm nằm giữa 2 hợp âm đã có tên thì dùng dấu thăng (#) hay giáng (b) ghi vào ngay sau hợp âm đứng trước nó, ví dụ: Bb: Si trưởng giáng (có người đọc là Si giáng trưởng), hay: Fm#: Fa thứ thăng (có người đọc là Fa thăng thứ),...
Tất cả các bản nhạc đều lấy 1 hợp âm trưởng hay thứ nào đó làm hợp âm chủ, hợp âm trưởng bảy chỉ là hợp âm phụ, nó chỉ xuất hiện vào lúc chuẩn bị chuyển về hợp âm chủ.
Ở trên là khái niệm và ký hiệu các hợp âm, chi tiết về cách đặt hợp âm như thế nào thì các bạn đọc phần "Đặt hợp âm cho bài hát" ở sau cuối của bài viết này.
1.3. Nhịp
Là những khỏang thời gian bằng nhau trong 1 bản nhạc.
1.4. Phách
Là những khoảng thời gian bằng nhau trong 1 nhịp, thường trong 1 nhịp người ta chia làm 2 hoặc 3 hoặc 4 khoảng thời gian bằng nhau, khiđó ta gọi bản nhạc có nhịp 2, hay nhịp 3 hay nhịp 4.
Đọc thêm: Nhịp, phách, tempo và các khái niệm khác [click vào]
1.5. Số chỉ nhịp
Trong mỗi ô nhịp sẽ có một số nốt nhạc nhất định, được ghi ở sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con số như 2/2, 3/4, 4/4…gọi là số chỉ nhịp.
Ý nghĩa số chỉ nhịp:
Các con số ở trên (tử số) như2, 3, 4... cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu phách: 2 = 2 phách, 3 = 3 phách...
Các con số ở dưới (mẫu số) như 2,4… cho biết mỗi phách kéo dài bao nhiêu lâu. Lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia cho mẫu số (2, 4...) sẽ có thời gian của 1 phách.
1.6. Cấu trúc của 1 bản nhạc
Một bản nhạc thông thường gồm 4 phần như sau:
1- Phiên khúc 1
2- Phiên khúc 2
3- Điệp khúc
4- Phiên khúc 3
Chưa tính phần nhạc đệm, nhưng khi ta chơi 1 bản nhạc hoàn chỉnh thì đầu tiên là phần nhạc đệm đầu bài, phần này có tác dụng dẫn dắt ca sĩ (người hát) vào đúng cao độ và nhịp của bản nhạc, người hát sẽ hát 1 lượt từ đầu đến cuối (1 đến 4), sau đó tạm nghỉ, đến phần nhạc đệm giữa bài, nhạc đệm này có tác dụng làm cho ca sĩ nghỉ lấy hơi và cũng để làm cho bản nhạc thêm phong phú về tiết tấu, hết phần nhạc đệm ca sĩ hát trở lại từ 3-4 (từ điệp khúc đến hết bài), một số bài hát trở lại từ đầu. Kết thúc có thể cùng lúc với tiếng ca hoặc bằng 1 đoạn nhạc dạo ngắn sau đó...
2. Đệm nhạc cho 1 bài hát
2.1. Tìm tông (âm thể) và hợp âm của bản nhạc
a) Với 1 bài nhạc có nốt:
- Nhìn vào đầu khoá nhạc, nếu không có dấu thăng (#) hoặc giáng (b), thìhợp âm chủ có thể là C hoặc Am. Sau đó chơi thử vài nốt nhạc đầu, xem các nốt nhạc này thuộc hợp âm nào thì hợp âm đó làchủ âm.
- Nếu đầu khoá nhạc các dấu thăng (#) hoặc giáng (b) tùm lum, khó xác định ra hợp âm chủthì có 1 cách khác là ta nhìn vào nốt nhạc chót cùng, nó là nốt gì thìhợp âm chủ của bản nhạc mang tên nốt đó. Tiếp theo chơi thử vài nốt để xác định xem bản nhạc thuộc tông trưởng hay thứ nhưcách trên.
b) Với bản nhạc không có nốt mà ta cũng chưa hề được nghe qua, buộc ta phải “mò” hợp âm theo cách sau:
Yêu cầu người hát hát 1 đoạn đầu hay đoạn cuối, sau đó dò nốt theo giai điệu để xem nó thuộc tông trưởng hay thứ, nếu các nốt nhạc nằm trong 1 hợp âm trưởng à hợp âm chủ là trưởng và ngược lại (đoạn cuối của bản nhạc sẽ giúp xác định hợp âm chủ chính xác hơnđoan đầu, vì các nốt nhạc của đoạn đầu có thể chưa thuộc hợp âm chủ).
Sau khi đã xác định được âm thể của bản nhạc là trưởng hay thứvà hợp âm chủ của bản nhạc, ví dụ Am (La thứ) hay D (Rê trưởng...) ta xác định các hợp âm khác trong âm thể đó, xin đọc phần dưới.
2.2. Đặt hợp âm cho bài hát
Các tài liệu lý thuyết về âm nhạc thường chỉ dẫn cho người mới học sử dụng 3 hợp âm cơ bản (cách gọi khác là “bộ hợp âm 3 gam”) đểđệm cho 1 bản nhạc, đó là các hợp âm bậc I-IV-V (1-4-5) để đệm.
Ví dụ: hợp âm chủ là Am (La thứ): thì sẽ sử dụng 3 hợp âm sau:
1- Am (La thứ): hợp âm bậc 1; 2 – Dm (rê thứ): hợp âm bậc 4, và 3: E7 (hợp âm 7, bậc 5)
Trường hợp hợp âm chủ là trưởng:
Cũng thế: nhưng hợp âm bậc 4 phải là trưởng.
Ví dụ: hợp âm chủ là A (La trưởng): thì sẽ sử dụng 3 hợp âm sau:
1- A (La trưởng): hợp âm bậc 1; 2 – D (rê trưởng): hợp âm bậc 4, và3: E7 (hợp âm 7, bậc 5).
Giống nhau ở chỗ: sử dụng 3 hợp âm bậc I-IV-V (1-4-5), khác nhau ở hợp âm bậc 4 (hợp âm chính là trường thì hợp âm bậc 4 làtrưởng, (hợp âm chủ là trường thì hợp âm bậc 4 là trưởng)
Theo mình để đơn giản cho người mới bắt đầu thì như vậy cũngđược, nghĩa là chỉ cần sử dụng bộ hợp âm 3 gam cơ bản có thể đệm cho hầu hết các bản nhạc vì giai điệu các bản nhạc gần như nằm hết trong các nốt nhạc của các hợp này, nhưng trong nhiều trường hợp làchưa đủ, một số không ít trường hợp khác là đủ nhưng chưa hay, sẽ cóví dụ minh họa sau, ở đây mình chỉ nói qua về lý thuyết trước đã.
Ngoại lệ có 1 số bản nhạc hợp âm chính là thứ nhưng hợp âm bậc 4 lại là trưởng, ví dụ: Dm -> G như trong 1 số bản nhạc sau:
+ Ngọn trúc đào, bản này nốt giai điệu của hợp âm bậc IV là nốt bậc 4, hợp âm có thể chơi 4 trưởng hoặc thứ nhưng nghe nhạc mình thấy chơi 4 trưởng, đây cũng là 1 thủ pháp hòa âmđể tạo âm hưởng mới lạ cho bản nhạc (vd: Dm -> G).
+ Love is blue (tình xanh),bản này nốt giai điệu là nốt bậc 4, hợp âm cũng chơi 4 trưởng (vd: Dm-> G).
+ The house of the rising sun, bản này nốt giai điệu của hợp âm bậc IV là nốt bậc 4, nhưng hợp âm chơi 4 trưởng, VD: Dm à G. (bản này hợp âm vòng, rất hay).
Nhưng sẽ không bao giờ có trường hợp sau đây:
- Hợp âm chính là trưởng nhưng hợp âm bậc 4 lại là thứ, ví dụ D-> Gm
- Hợp âm chính là thứ nhưng hợp âm bậc 7 cũng là thứ, ví dụ Dm-> Cm, hay Em –> Dm... nghe cực kỳ chướng tai. Phải là Dm -> C, hay Em –> D...
Một số bài nhạc có sự chuyển tông ở phần điệp khúc (thứ sang trưởng hoặc trưởng sang thứ), khi đệm cần chuyển hợp âm thíc hợp, vídụ:
Thứ sang trưởng:
- Không cần nói yêu anh
- Thương nhau ngày mưa...
Trưởng sang thứ:
- Các anh về,
- Buồn ơi xin chào mi...
Khảo sát sâu hơn 1 chút, tuy phức tạp nhưng sẽ thấy nhiều cái hay hơn: Trong các bản nhạc trữ tình của VN mà nhất là nhạc Pháp, mình nhận thấy 1 điều là rất hay sử dụng kiểu đi hợp âm “vòng”, trong đóđưa thêm các hợp âm phụ, thuộc bậc 2 và 6 nếu hợp âm chính là trưởng và 3 và 7 nếu hợp âm chính là thứ. Trường hợp này ta có bộ hợp âm 5 gam.
Hợp âm “vòng”, nghĩa là hợp chạy vòng tròn theo 1 trình tự logic (ví dụ : Hợp âm chủ là Trưởng: 1-6-2-4-5, Thứ: 1-4-7-3-5), vừa dễhát, dễ chơi, dễ nhớ và nghe thì cũng rất hay.
Chẳng hạn hợp âm chủ là Am (La thứ):thì sẽ sử dụng các hợp âm sau: Am, Dm, G, C, E7 ...
Đó là 1 luật hòa âm chúng ta cần nắm vững nếu muốn chơi hay.
Một số bản nhạc rất hay áp dụng luật hòa âm trên:
Tông thứ:
- Mưa trên biển vắng
- Bài tình ca cho em
- Sa mạc tình yêu
- Tàn tro
- Dòng sông quê hương (phần Đ.khúc)
- Cơn mưa trongđời
- Khi con tim yêu
- Tình yêu đến trong giã từ
Tông trưởng:
- Còn yêu em mãi
- Hãy yêu như chưa yêu lần nào
- Yêu đến muôn đời
...
Thỉnh thoảng có những bản nhạc xuất hiện thêm 1 gam phụ nữa (nếu hợp âm chính là trưởng: thì h/âm phụ bậc 3 - thứ, nếu hợp âm chính là thứ thì h/âm phụ bậc 6 – trưởng), ta có bộ hợp âm 6 gam.
Tham khảo hợp âm 1 bài nhạc cụ thể sau:
Sa mạc tình yêu
Bài này sử dụng bộ hợp âm 6 gam: Dm, Gm, C, F, Bb, A7. Đi hợp âm: 1-4-7-3-5: Dm – Gm – C – F - A7... 1-3-4-6-7-5: Dm – F – Gm - Bb – C.
Nhị: 2/4, Điệu: Blue.
1.
Tình yêu anh ơi [Dm] cút bt trò chơi [Gm – C], em s trn khi anh đui tìm [F - A7]
Tình s theo thi gian nht nhòa phai [Dm], xin nh cho rng [Dm-A7]
Mt ln yêu phi trăm ln kh đau [Dm – F]
2.
Git sương ban sm[F] lp lánh trên hoa [Gm], n hoa Anh đào [Bb – C]
Đời người con gái [F] ch biết khi yêu [A7], yêu nng thm [Dm]
Thì ti sao [Gm] thêm nước mt [Bb] cho đớn đau [C], ni hn su [Dm]
Em ch biết [Gm] có mi mình anh thôi [C]
Cho dù anh trót [F] đắm say vi ai [A7] em vn yêu, vn đợi ch [Dm].
3. Như đoạn 1
Mình dìu nhau đi đến bến tình yêu, vòng tay khát khao bao ân tình
Đừng ngi ngùng, đừng để mng tàn theo năm tháng phai màu
Đừng để em phi trăm ln đắng cay
4. Như đoạn 2
Mình dìu nhau ti đất nước xa xôi, min xa ngt ngào
Và ri nơi đó ch có uyên ương xây t m
Thì ti sao tình yêuđó tan v mau cho tng đêm??
Em thao thc gi chiếc đêm thâu
Nghe tng si tóc đớn đau rt rơi theo nhng git su ...
* * *
Tổng kết, ta có các bộ hợp âm cơ bản nên nhớ sau:
- Bộ hợp âm 3 gam (1-4-5)
+ Trưởng:
* Đô trưởng: C, F, G7 ; Rê trưởng: D, G, A7
+ Thứ:
* Rê thứ: Dm, Gm, A7 ; La thứ: Am, Dm, E7
Nếu hợp âm chủ khác thì cứ theo qui luật 1-4-5 để dò ra các hợp âm khác.
- Bộ hợp âm 5 gam
+ Trưởng: 1-2-4-5-6 (Ghi theo trình tự chuyển hợp âm thông dụng là:1-6-2-4-5).
* Đô trưởng: C, Am, Dm, F, G7 ; Rê trưởng: D, Bm, Em, G, A7
+ Thứ: 1-3-4-5-7 (Ghi theo trình tự chuyển hợp âm thông dụng là:1-4-7-3-6-5).
* Rê thứ: Dm, Gm, C, F, A7 ; La thứ: Am, Dm, G, C, E7
Nếu hợp âm chủ khác thì cứ theo qui luật 1-6-2-4-5 cho trưởng và1-4-7-3-5 cho thứ để dò ra các hợp âm khác.
- Bộ hợp âm 6 gam
+ Trưởng: 1-2-3-4-5-6 (Ghi theo trình tự chuyển hợp âm thông dụng là:1-3-6-2-4-5), trong đó hợp âm bậc 3 rất ít khi xuất hiện.
* Đô trưởng: C, Em, Am, Dm, F, G7; Rê trưởng: D, F#m, Bm, Em, G, A7
+ Thứ: 1-3-4-5-6-7 (Ghi theo trình tự chuyển hợp âm thông dụng là:1-4-7-3-6-5), trong đó hợp âm bậc 6 rất ít khi xuất hiện.
* Rê thứ: Dm, Gm, C, F, Bb, A7; La thứ: Am, Dm, G, C, F, E7
Nếu hợp âm chủ khác thì cứ theo qui luật 1-3-6-2-4-5 cho trưởng và1-4-7-3-6-5 cho thứ để dò ra các hợp âm khác.
Tóm lại, 1 bộ hợp âm sẽ có từ 3-6 gam căn bản, và những bộ hợp âm này có thể dùng cho hầu hết các bài hát... Tuy vậy, không phải lúc nào bài hát cũng nhất thiết đi theo bộ hợp âm cơ bản là 3 gam hay 5, 6 gam hay theo 1 trình tự nhất định, tùy theo giai điệu của từng bản nhạc cụ thể màsử dụng những gam nào và chuyển gam cho thích hợp.
2.3. Tìm nhịp bản nhạc
Với các bản nhạc ta đã biết trước thì việc chọn 1 điệu nhạc đểchơi không khó khăn gì.
Dưới đây mình trình bày cách tìm nhịp điệu cho bản nhạc chưa biết:
a) Với 1 bài nhạc có nốt, ta sẽ thấy các dòng nhạc được chia thành từng “ô nhịp”, cách nhau bởi 2 “vạch nhịp”. Trong mỗi ô nhịp sẽ có một số nốt nhất định, được xác định ở sau bộ khóa nơi đầu bài nhạc bởi những con số như 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 v.v…
Các con số ở trên (tử số) như2, 3, 4, 6 v.v.. cho biết trong mỗi ô nhịp có bao nhiêu “phách”, tức là sẽ đưa tay đánh nhịp (hoặc lấy chân đập nhịp) bao nhiêu lần trong mỗi ô nhịp.
Các con số ở dưới (mẫu số) như 4, 8 v.v… cho biết mỗi lầnđập nhịp như vậy (mỗi phách) thì có giá trị là bao nhiêu lâu. Lấy nốt tròn làmđơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng = 4 đen = 8 móc đơn. Số4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn v.v.
Sau khi biết nhịp thì chọn điệu đánh:
- Các bản nhạc nhịp 2/4 tiết tấu nhanh ta đánh Suft, Disco, chậm tađánh Slow, Slow Rock, Blue.
- Nhịp 3/4 tiết tấu nhanh thì đánh Valse, chậm thì đánh Boston,
- Nhịp 4/4 nhanh thì đánh Chacha, chậm đánh Rumba, Bolero...
b) Với bản nhạc không có nốt mà ta cũng chưa hề được nghe qua, buộc ta phải “mò” nhịp theo cách sau:
Các bản nhạc buồn thường có nhịp 3/4, 4/4, các bản nhạc sôi động thường có nhịp 2/2, 2/4, Vì chưa biết nhịp mấy nên mới đầu ta chọn 1 điệu nào đó đểđánh thử cho người ca, nếu điệu nhạc không hợp với giai điệu thì tađã chọn điệu sai, chọn lại điệu khác cho thích hợp.
2.4. Một số qui luật căn bản để ch uyển gam cho đúng và hay trong quá trình đệm
Sau khi nắm được những khái niệm cơ bản và biết được qui luật như đã trình bày ở trên thì việc đệm đàn có thể bắt đầu, một người giữ vai trò "nhạc công" sẽ đệm nhạc từ đầu chí cuối theo bố cục như đã trình bày ở phần 1.6. Cấu trúc của 1 bản nhạc.
Tuy vậy, đệm nhạc chỉ đúng thôi là chưa đủ, phải hay nữa, để được vậy khi đệm các bạn nên cố gắng thể hiện sự rõ nét trong cách chơi bằng cách chơi đúng nhịp, đặt hợp âm đúng luật, không đặt tùy tiện, "búa xua".
Sau đây là một số qui luật cần nhớ:
1. Xác định âm thể và hợp âm chính, biết được hợp âm chính rồi, từ đó xác định các hợp âm khác trong bộ hợp âm, sử dụng các hợp âm đó để đệm, trong quá trình đệm thì thay đổi các hợp âm đó theo giai điệu.
2. Đổi tông cho vừa với chất giọng: Vì Nam, Nữ, mỗi người có chất giọng cao thấp khác nhau nên nếu hợp âm chủ cao, hay thấp so với giọng hát thì ta chọn lại hợp âm khác cho vừa giọng theo nguyên tắc: nếu cao thì hạ bớt khoảng 1 cung hoặc 2 cung hoặc 2,5 cung tương đương 2-5 ngăn trên cần đàn, nếu thấp thì làm ngược lại ( 1 hoặc 2 hay 2,5 cung là để rơi vào các thế hợp âm dễ bấm, ít ai chuyển nửa vời). Khi thay đổi hợp âm chủ thì các hợp âm khác cũng thay đổi theo. Hợp âm chủ tăng giảm bao nhiêu cung thì các hợp âm kia cũng tăng giảm bấy nhiêu cung.
Ví dụ: Thử giọng La: Nếu cao thì ta giảm 1 cung về Sol, nếu vẫn cao thì giảm 2,5 cung (tính từ La), chuyển về Mi thứ. Nếu thấp ta tăng lên 2,5 cung lên Rê thứ...
Nếu khi thay đổi hợp âm chủ mà không kịp tính ra các hợp âm khác thì hãy áp dụng 1 chiêu đơn giản, đó là chỉ việc tịnh tiến hoặc thụt lùi thế bấm cho cả hệ thống hợp âm từ thế bấm của hợp âm lúc ban đầu.
Chú ý thêm: Giọng Nam thường thấp hơn giọng nữ khoảng 2,5 cung. Vídụ một người Nam hát vừa với tông La thì người Nữ sẽ là Rê. (La-Rê = 2,5 cung). Nếu hát song ca thì phải chọn 1 tông nào đó ở quãng giữađể cả 2 có thể đều hát được.
3. Chơi đúng nhịp: Thông thường với mọi bài nhạc thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm, đôi khi dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp, và đôi khi 2-3 ô nhịp vẫn giữ 1 hợp âm. Tiếng bass (bùm) thường rơi vào phách thứ nhất, phách mạnh của ô nhạc, nghe sẽ rõ nét).
4. Chơi đủ và đúng hợp âm:
Tùy theo âm thể của bản nhạcđịnh ra những hợp âm phụ khác, sau đó tùy theo giai điệu bản nhạc để đặt hợp âm cho đúng.
Một lưu ý quan trọng khi đặt hợp âm là: Hợp âm luôn phải chứa nốt giai điệu (bắt buộc phải như thế và luôn luôn sẽ là như thế), nhiều bạn không nắm được luật này. đọc thêm bài này: "Chơi bản nhạc nhịp chỏi".
Đa số các bài nhạc luôn bắt đầu và kết thúc bằng hợp âm chủ (hợp âm chính). Trong mỗi bộ hợp âm thì hợp âm chủ sẽ xuất hiện nhiều nhất, xuất hiện ở cả đầu và cuối bản nhạc, tương tự như trong 1 gia đình gồm các thành viên, sẽ có 1 chủ hộ làm đại diện, chủ hộ thường có mặt trong những thời điểm quan trọng nhất của gia đình, chủ hộ là người quyết định, nhưng các thành viên khác cũng không thể thiếu, 1 người chủ hộ không thể tạo thành gia đình, 1 bản nhạc sẽ có 1 hợp âm làm chủ đạo, nhưng cũng không thể chỉ dùng 1 hợp âm đó để đệm.
5. Bấm hợp âm đúng và đủ nốt: Không bấm thừa (lần qua nốt khác), cũng không được bấm kiểu "màu mè" làm thiếu (sai) nốt.

6. Thay đổi tiết tấu nhạc đệm cho sinh động.
Xét về giai điệu thì các phiên khúc có giai điệu giống nhau, tuy giai điệu giống nhau nhưng cách đệm không nên giữ mãi 1 kiểu, nếu đàn từ đầu đến cuối mà không thay đổi về tiết tấu thì nghe cũng chán, vì vậy các phiên khúc tuy giống nhau về giai điệu nhưng nên đệm khác nhau cho thêm phần sinh động. Riêng điệp khúc thì có giai điệu khác và đôi khiở một số bản nhạc còn chuyển cả âm thể (tone) từ trưởng qua thứ hay ngược lại, tuy khác nhau về giai điệu và có thể cả âm thể nhưng nhịp điệu là không đổi (trừ 1 sô ít bản nhạc chuyểnđổi cả nhịp điệu), cách đệm phần điệp khúc thường sẽ mạnh mẽ hơn 1 chút so với phần phiên khúc để tạo sự sinh động.
7. Cố gắng giữ được "trật tự" và sự rõ nét trong cách đệm
Sự thay đổi về cách đệm chỉ nên áp dụng cho từng phiên khúc vàđiệp khúc, ví dụ không nên trong 1 phiên khúc mà thay đổi các đệm nhiều lần, lúc thế này, lúc thế kia, sẽ có cảm giác tùy tiện, "búa xua".
8. Tiết tấu nhạc đệm cũng phải phù hợp tiết tấu bản nhạc
Mỗi bản nhạc buồn/vui... sẽ phải có cách đệm phù hợp.
Trên đây chỉ là lý thuyết, thực tế các bạn cần phải cố gắng lắng nghe và luyện tập thật nhiều, phân tích, nhận xét để nâng cao sự hiểu biết và cảm nhận của mình, quen thuộc với âm thanh của các hợp âm, khi đó chả cần ngồi mò mẫm từng hợp âm mà chỉ cần nghe qua cũng có thể biết được bài đó chơi những hợp âm gì.
2.5. Thực hành
Sau khi nắm được lý thuyết căn bản thì bạn hãy cố gắng thực hành theo cách sau:
- Ghi ra giấy các bộ hợp âm căn bản (3 --> 5 hoặc 6 hợp âm), cả trưởng và thứ.
- Dùng đàn tập đệm theo cách chuyển vòng tròn theo các bộ hợp âm này cho thật quen tay và quen tai.
- Tiếp theo, tập các bản nhạc quen thuộc mà mình biết, mình thích bằng cách ghi hợp âm vào bản nhạc, bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp đồng thời thử các hợp âm trên và lắng nghe xem hợp âm nào nghe thuận tai nhất, cứ thế, ghi các hợp âm thích hợp cho hết bản nhạc, tự hát và tự đệm đàn nhiều lần cho nhuần nhuyễn...
- Hãy tập đàn cho rõ nét, đàn đúng nhịp và đàn đúng hợp âm, đừng đàn kiểu khỏa lấp, đừng đàn búa xua, lỗi nhịp và đừng chuyển hợp âm lung tung.
Thực hành theo cách trên bạn có thể chơi được hầu hết những bài nhạc Việt.

Nếu trong quá trình học và thực hành các bạn bỗng cảm thấy ... nản thì hãy nhớ đến một câu nói của người xưa: Không biết cách thì việc dễ cũng thành khó, biết cách rồi việc khó cũng thành dễ --> học đúng phương pháp + tập đúng phương pháp à sẽ thành công.

Lời kết cho bài này:
Bài viết bàn về những nguyên lý đơn giản trong việc đệm nhạc cho bài hát, từ cách đánh đàn đến cách xác định âm thể, hợp âm, là những gì cần thiết để đi các bước tiếp theo.
Do được viết từ sự hiểu biết và kinh nghiệm bản thân và vì trình độ có hạn nên sẽ không tránh khỏi sai sót, xin các bạn coi đây như là một bài viết để tham khảo. Nếu muốn hiểu rõ thêm lý do tại sao lại thế này hay thế kia thì phải trở về với những bài học lý thuyết từ căn bản.
Xin tạm dừng nơi đây, hẹn các bạn ở bài kế tiếp, với những video làm ví dụ minh họa cách đánh các điệu nhạc hay và thông dụng như Slow, Blue, Valse, Rumba, Bolero... sẽ dễ hiểu và hứng thú hơn.
* * *
- Hòa âm cho bài hát (Lý thuyết phần 4)

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn nhiều lắm ! Các dẫn giải cuả bạn rất rõ ràng,dễ theo dõi và thực tập đối với những ai mới bước đầu học guitare.

    Trả lờiXóa