Sau
một thời gian dài tự học nên kiến
thức của mình cũng tàm tạm, và qua những dịp tình cờ mình cũng được tiếp xúc
nhiều anh em chơi nhạc ở địa phương, sau những trải nghiệm giao lưu ấy mình
thấy nhiều anh em hình như vẫn còn hổng chân về những kiến thức nhạc căn bản
như nhịp, phách, tempo… Có lẻ do nó khó hiểu hay cũng có thể người dạy họ vô tâm
lướt quá hoặc thậm chí không biết.
Khi
chơi một bản nhạc, người nhạc công hay ca sĩ cần hiểu được những khái niệm: Nhịp,
phách, tempo... là gì, và ở một bài trước mình đã sơ qua những khái niệm này,
nhưng có lẽ chưa đủ độ trực quan để giúp các bạn hình dung 1 cách rõ nét. Hôm
nay mình xin trình bày lại chi tiết để giúp các bạn hiểu rõ hơn về những khái
niệm này.
Để
dễ hiểu mình so sánh việc xây một bức tường ví với việc chơi 1 bản nhạc (gọi là
bệnh nghề nghiệp).
Các
bạn hãy xem hình ảnh của 1 đoạn tường rào xây bằng gạch đi, hình ảnh này chúng
ta có thể dễ dàng nhìn thấy, ở ngay xung quanh ta hay khi đi dạo trên đường
phố, rất trực quan, không có gì trừu tượng phải không.
Bây
giờ ta so sánh cấu tạo của bức tường với cấu tạo của 1 bản nhạc:
Một
bức tường rào được xây bằng nhiều viên gạch ghép lại với nhau, cũng như thế,
một bản nhạc được tạo thành từ những nốt nhạc.
Do
bức tường cần phải đủ chiều dài cần thiết nên để tăng độ vững chắc và cũng để
phân đoạn cho đẹp mắt, cứ 1 đoạn người ta lại xây 1 cái trụ… cũng như thế, để
tạo ra sự nhịp nhàng người ta phân chia bản nhạc thành những khoảng thời gian
bằng nhau, đó chính là những nhịp điệu đều đặn trong bản nhạc.
+
Khoảng cách từ trụ này đến trụ kia theo chiều dài tương ứng với độ dài thời
gian là 1 nhịp trong bản nhạc, mỗi
trụ cái trụ thẳng đứng đó như là 1 vạch nhịp,
+ Số lượng viên gạch theo chiều ngang trong khoảng từ trụ này đến trụ kia như là số phách có trong 1 ô nhịp, nói cách khác mỗi hàng gạch ngang giống như là 1 phách. (đừngđể ý đến số lượng, tuy số lượng viên gạch có thể nhiều hơn số phách trong 1 ô nhịp, đếm thử trên hình ta thấy có khoảng 9-10 viên trong 1 đoạn, trong khi sốphách trong 1 ô nhịp thường chỉ 2, 3, hoặc 4... nhưng vai trò giống nhau).
Như
vậy ta đã có 2 khái niệm cơbản là: Nhịp và
Phách.
Tiếp:
+ Chiều dài của viên gạch tương ứng với độ nhanh chậm của nhịp điệu, số lượng viên gạch đếm được trong khoảng chiều dài 1m (hay 100cm), như là số nốt đen đếm được trong 1 phút (hay 60s), đó chính là tempo.
+ Số lượng viên gạch theo chiều ngang trong khoảng từ trụ này đến trụ kia như là số phách có trong 1 ô nhịp, nói cách khác mỗi hàng gạch ngang giống như là 1 phách. (đừngđể ý đến số lượng, tuy số lượng viên gạch có thể nhiều hơn số phách trong 1 ô nhịp, đếm thử trên hình ta thấy có khoảng 9-10 viên trong 1 đoạn, trong khi sốphách trong 1 ô nhịp thường chỉ 2, 3, hoặc 4... nhưng vai trò giống nhau).
Tiếp:
+ Chiều dài của viên gạch tương ứng với độ nhanh chậm của nhịp điệu, số lượng viên gạch đếm được trong khoảng chiều dài 1m (hay 100cm), như là số nốt đen đếm được trong 1 phút (hay 60s), đó chính là tempo.
+ Độ dày mỏng / mềm-cứng của viên gạch
như là cường độ / mạnh-nhẹ của bản nhạc.
+ Mật độ các viên
gạch bố trí gần-xa nhau như là tiết tấu
bản nhạc,
+ Màu sắc của viên
như là âm sắc bản nhạc,
+
Hình dáng bức tường (đẹp, xấu) như
là giai điệu bản nhạc (hay, dở)…
Còn
gì nữa thì các bạn cứ tự so sánh thêm.
Quá
là dễ hiểu phải không nào.
Tới đây chúng ta tạm thời kết thúc phần định nghĩa các khái
niệm cơ bản: nhịp, phách, tempo…qua hình ảnh của 1 bức tường gạch.
-
- -
Để tập đàn thành công, đàu tiên chúng ta cũng nên tìm cho mình một cây đàn gutiar ưng ý và dễ tập. Hãy đên với Đàn guitar giá rẻ MAMBO, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn ngay nhanh chóng. Bảo hành đàn guitar vĩnh viễn, bảo trì và sửa đàn gutiar miến phí trọn đời!
Trả lờiXóacảm ơn bạn. bài viết hay.
Trả lờiXóa