Một trong
những nguyên tắc có thể cho là đầu tiên và rất quan trọng để đệm đàn cho hay,
đó là chơi đều nhịp và đúng nhịp
Trước hết
mình trình bày chi tiết khái niệm tempo
Tempo là trường
độ của 1 nốt đen, hiểu nôm na là độ nhanh chậm của nhịp độ trong âm nhạc.
Dù bạn đang chơi loai
nhạc nào, dù bạn đàn hay hát, thì bản nhạc đó vẫn phải dựa trên một nhịp độ đều
đặn xuyên suốt toàn bài, sự đều đặn này là mấu chốt cơ bản và quan trọng nhất
trong âm nhạc, dù bạn chơi nhanh hay chậm, thì vẫn phải đều nhịp.
Tempo có 3 nhóm cơ bản
là: Chậm, Vừa, Nhanh.
Giá trị tempo thường được
ghi tại đầu bản nhạc, và người nghệ sĩ sẽ hiểu ngay tốc độ cần chơi cho tác
phẩm.
Nhưng có một vấn đề nảy
sinh, thế nào là nhanh và thế nào là chậm, ai sẽ là người đặt ra tiêu chuẩn cho
những thứ đó, sự ước lượng chỉ mang tính chất tương đối, và từ đó người ta dùng
một dụng cụ gọi là Metronome (máy đập nhịp) để làm tiêu chuẩn quy định nhịp độ
(tempo).
Metronome sẽ phát ra
tiếng đập bụp bụp ... và người ta dùng đơn vị BPM (beats per min) để làm thước
đo, trong một phút đó bạn muốn máy đập bao nhiêu nhịp, metronome sẽ chia
đều ra và đập…
Ví
dụ:
+ Nếu chọn tempo = 60, nghĩa là cứ mỗi giây Metronome đập 1 lần
(1 phút = 60s, 1 nốt đen = 60s/60 = 1 giây).
+
Tempo = 80 nghĩa
là độ dài của 1 nốt đen = 60/80.
+
Tempo = 100 nghĩa
là độ dài 1 nốt đen = 60/100, như vậy tempo càng lớn thì độ dài nốt đen sẽ càng
nhỏ -- > tiết tấu càng nhanh.
Các bản nhạc
Bolero (4/4): Tempo = 80-90, các bản nhạc Rumba (4/4): Tempo = 90-100…
Túm lại:
Tempo là độ nhanh chậm của nhịp độ, còn BPM là đơn vị của tempo.
Hiểu được những khái niệm
trên rồi, tiếp đến bạn phải có khả năng cảm âm và tập luyện nhiều để giữ cho đều
nhịp (tempo = hằng số) và sau đó là
chơi cho đúng nhịp.
Nếu bạn chơi
organ thì bạn chỉnh tempo cho vừa với tiết tấu bản nhạc, không nên quá nhanh
hay quá chậm, nếu chơi guitar trong ban nhạc thì cứ theo nhịp trống hoặc organ,
(nhịp này luôn không đổi), còn nếu chơi
guitar (đệm hát), khi đó bạn phải tự giữ nhịp sao cho đều đặn (tempo =
constant), không để lúc đầu chậm, chơi 1 lúc nhanh dần lên, hay ngược lại, để
làm được điều này bạn phải tập luyện nhiều với sự hỗ trợ của máy đập nhịp hoặc
dùng organ…
Chú ý: khái
niệm "chơi đúng nhịp" khác với việc giữ nhịp đều đặn (tempo = constant), và điều
này còn tùy thuộc rất nhiều vào khả năng cảm âm của nhạc công, khi bạn chạy
lead, đi solo hay accord, bạn đều phải chơi cho đúng nhịp, nếu chơi trật nhịp
thì chưa thể gọi là nhạc công, việc các tay nhạc công chơi trật nhịp cũng có
nhiều cấp độ: chơi trật trong 1 nhịp nào đó, và chơi búa xua trong cả bản nhạc,
trường hợp
này mình không phân tích ở đây.
Bạn đừng nghĩ
1 tay chơi nhạc kiểu giật ầm ầm với 1 tempo được đẩy lên hết cỡ là hay, thực ra
1 bản nhạc nhẹ nhàng, chơi đúng tempo mới thể hiện được nét tinh tế của nó,
giống như khi ta nghe tiếng chim hót sẽ có cảm giác khác hẳn với nghe tiếng ầm
ầm của súng máy hay đại bác. Bạn thích nghe một chú
chim hót, gió thổi vi vu, lá cây xào xạc hay thích nghe súng máy bắn liên hồi?
Bạn thích đi dạo trong rừng hay đi dạo giữa vùng chiến tuyến?
Bạn
cũng đừng tưởng ai đó chạy nốt vun vút trên cây đàn là hay, là
đẳng cấp, có thể nhiều người sẽ vỗ tay rào rào, nhưng với người hiểu nhạc họ có
đánh giá khác, điều quan trọng là khi chơi bạn có thể giữ đều nhịp, đúng nhịp và đúng hợp âm hay không.
Điều này cũng giải thích
việc một số người chơi kiểu solo tự do, nghe có vẻ rất hay, nhưng lại không thể chơi được
cùng một band nhạc vì không giữ được tempo và không thể chơi cho đúng nhịp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét