Chơi các bản nhạc đảo phách (nhịp chỏi) (Lý thuyết phần 6)

Khi nghe âm thanh của 1 nốt nhạc thuộc phách đầu tiên (phách mạnh), ngân dài hết ô nhịp hoặc chuyển qua 1 nốt khác ở 1 phách khác trong ô nhịp nhưng cùng trong 1 âm thể (trùng với 1 nốt nào đó trong hợp âm của ô nhịp đó), sẽ cho ta cảm giác rất thuận tai, dễ chịu, và, nốt nhạc đó (nốt nhạc thuộc phách đầu tiên, phách mạnh trong ô nhịp), sẽ là nốt QUYẾT ĐỊNH ô nhịp ấy đánh hợp âm gì.


Thế nhưng, trong 1 số các bản nhạc khác, nốt nhạc đầu ô nhịp lại không trùng với  bất cứ nốt nào thuộc hợp âm chơi trong ô nhịp đó, đến cuối ô nhịp mới trở lại sự bình thường, khi nghe cho ta cảm giác bất thường, sự bất thường đó gọi là đảo phách, hay còn gọi là nhịp chỏi.

Trường hợp này vẫn không nằm ngoài qui luật "hợp âm phải chứa nốt giai điệu trong 1 ô nhịp" như đã nói ở bài trước, mà chỉ là sự cố ý tạo ra sự bất thường ở đầu ô nhịp, sau đó sự bất thường được giải quyết ngay ở cuối ô nhịp, nốt nhạc đầu ô nhịp tuy không nằm trong bất cứ nốt nào thuộc hợp âm trong ô nhịp đó, nhưng nốt nhạc ở cuối ô nhịp trở về ngay nốt chủ âm trong hợp âm của ô nhịp đó.
Các bạn xem ví dụ sau:
Bài Tombe la neige - Tuyết rơi (Nhạc Pháp, lời Việt: Phạm Duy)



Mình chỉ lấy ô nhịp đầu tiên làm ví dụ, nhiều ô nhịp phía sau cũng tương tự thế: Ngoài kia tuyết rơiđầy

Nốt nhạc tương ứng chữ "rơi" là nốt đầu tiên trong phách đầu tiên (phách mạnh) của ô nhịp đầu tiên (không tính nhịp lấy đà), là nốt SI, thông thường như các bản nhạc khác ta sẽ đặt 1 hợp âm chứa nốt SI, vd: E7 (mi bảy) hay E (mi trưởng) chẳng hạn, nhưng ở đây hợp âm vẫn đánh Am (la thứ) nguyên ô nhịp, ta chợt nhận ra cảm giác bất thường khi nghe đến ngay chỗ này, vì hợp âm Am không chứa nốt SI.

Cách đánh: tiếng "bùm" (dây buông số 5, dây la) đánh ngay khi vừa hát đến chữ "rơi" và giữ nguyên hợp âm la thứ, đệm điệu Rumba bình thường cho đến hết nhịp.

Nhưng sự bất thường này chỉ chợt thoáng qua chừng 1 giây, đến chữ "đầy", nốt nhạc trở về LA, nốt này thuộc phách nhẹ, nhưng nó đã trở về nốt chủ âm của hợp âm la thứ, nghe rất đã, giống như cảm giác ta đang khát được uống nước.

Sẽ có thắc mắc: sao nửa nhịp đầu không đánh E7 hay E, nửa sau chuyển về Am?, các bạn cứ chơi thử và nghe xem sao, sẽ không hay, mất đi cảm giác của nhịp chỏi và làm cho phần nhạc đệm bị rối, không RÕ NÉT, trong 1 ô nhịp chơi đảo phách (nhịp chỏi) thì nên giữ 1 hợp âm chứ không nên chuyển nhiều hợp âm theo nốt giai điệu, cảm giác bất thường chỉ chợt thoáng qua (cố ý như thế) để tạo ra giác êm tai liền ngay sau đó.
Nghe thử (Em): 
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ngoai-kia-tuyet-roi-ngoc-lan.TTvxp43Q5j.html

Thêm 1 bản nhạc nhịp chỏi khác: ước hẹn (tương tự bài tuyết rơi ở trên)
Thuyền đã rời bến[Cm] sông, gạt nước mắt em theo chồng[Fm]…
Chữ "bến" ở đầu nhịp là nốt RÊ, khi nghe ta thấy phần nhạc đệm vẫn bắt đầu với hợp âm là đô thứ (Cm), tuy hợp âm Cm không chứa nốt RÊ à cảm giác bất thường chợt xuất hiện, nhưng ngay sau đó chữ "sông" ở cuối nhịp trở về nốt ĐÔ, thuộc hợp âm Cm, cho ta cảm giác thuận tai ngay:
Nghe thử: 
Ước hẹn:
http://nhacso.net/nghe-playlist/ngoc-lan.X1lTUktX.html?ma-bai-hat=WlFSV0Rf
Hay 1 bài khác - Mưa trên biẻn vắng:
http://nhacso.net/nghe-playlist/ngoc-lan.X1lTUktX.html

Ví dụ khác: bài "Hận đồ bàn"...


Một số trường hợp nhịp chỏi khác là: nốt nhạc thuộc phách mạnh của 1 ô nhịp lại được kéo dài (ngân vang) từ nốt nhạc thuộc phách nhẹ của ô nhịp trước, hoặc được thay thế bằng 1 nốt lặng (im re)… những trường hợp này cũng thường gặp, mình sẽ phân tích ở 1 dịp khác.

Ghi nhớ:
1. Hợp âm luôn phải chứa ít nhất 1 nốt giai điệu trong ô nhịp.
2. Những bản nhạc nhịp chỏi nếu nốt đầu ô nhịp không trong hợp âm, nốt kế tiếp trong ô nhịp có trong hợp âm thì khi đệm đàn vẫn cứ giữ 1 hợp âm.
Ngoại lệ: Có 1 số bản nhạc phải sử dụng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp, ví dụ bài: "Trăng tàn trên hè phố"...

* * *
Sử dụng hợp âm bậc 5 trưởng hay 5-7 để giải kết? (Lý thuyết phần 7)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét