| Nhạc công và những "nốt trầm"của bản nhạc cuộc đời | Học đệm hát với hơn 270 bài hát hay |
Có thể trước đây bạn đã từng học đàn và vẫn ao ước hoàn thiện thêm trình độ của mình, cũng có thể bạn chưa từng chơi đàn nhưng vẫn bị nó lôi cuốn, hay cũng có thể bạn đang bắt đầu tự học với những bài học mà bạn bỗng tự hỏi: phải chăng sự khó khăn đã bắt đầu xuất hiện?...
Sẽ không có vấn đề phức tạp trong việc học chơi đàn guitar (hay cả như organ), nhạc cụ đã làm mê hoặc từ những thường dân mộc mạc nhất đến những nhạc sĩ tài năng xuất chúng. Nhưng nó chỉ thực sự khó khăn thực sự khi chúng ta, những người tập đàn, đánh mất đi niềm cảm hứng và sự quyết tâm.
Có thể trước đây bạn đã từng học đàn và vẫn ao ước hoàn thiện thêm trình độ của mình, cũng có thể bạn chưa từng chơi đàn nhưng vẫn bị nó lôi cuốn, hay cũng có thể bạn đang bắt đầu tự học với những bài học mà bạn bỗng tự hỏi: phải chăng sự khó khăn đã bắt đầu xuất hiện?...
Sẽ không có vấn đề phức tạp trong việc học chơi đàn guitar (hay cả như organ), nhạc cụ đã làm mê hoặc từ những thường dân mộc mạc nhất đến những nhạc sĩ tài năng xuất chúng. Nhưng nó chỉ thực sự khó khăn thực sự khi chúng ta, những người tập đàn, đánh mất đi niềm cảm hứng và sự quyết tâm.
Cho dù bạn có năng khiếu thì sự kiên trì
là cần thiết phải có. Vì tập đàn đòi hỏi phải tập luyện nhiều, kết hợp với nghe
và suy nghĩ để rút ra những bài học riêng cho mình.
Bằng kinh nghiệm bản thân, sau nhiều năm
tập nhạc, chơi nhạc và chỉ dẫn cho một số bạn, mình đã đi đến một kết luận, bí
quyết những người chơi nhạc giỏi không có gì cao siêu mà chính là ở chỗ họ luôn
giữ được niềm cảm hứng và sự quyết tâm.
Ai đó từng nói: Người
nào quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình thì một ngày kia thành công cũng sẽ
đuổi theo họ.
Và sau đây là những kinh nghiệm vắn tắt cần ghi nhớ dành cho
bạn khi muốn thành công:
+ Lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi
trong tiến trình học 1 nhạc cụ, nhưng hãy kiên trì luyện tập, những bài tập
ngắn và những lời khuyên thiết thực sẽ biến những vấn đề phức tạp trở nên đơn
giản, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những trở ngại ban đầu.
+ Sự tiến bộ của bạn sẽ tùy thuộc vào
nhiều yếu tố: Những khả năng bẩm sinh như: cảm nhận âm thanh, sự khéo léo của
các ngón tay, nắm vững nhịp điệu… nhưng trên hết tất cả là sự say mê của bạn.
+ Càng rèn luyện, bạn sẽ chơi càng hay,
nhưng rèn luyện kiên nhẫn trong 1 thời gian dài tốt hơn sự bứt phá trong 1 thời
gian ngắn. Tập luyện nhiều lần, mỗi lần 1 ít (chừng 1 tiếng), tốt hơn là luyện
tập 1 thời gian dài nhưng ít lần.
+ Phân chia thời gian tập luyện 1 bản
nhạc: bao gồm thời gian tập để chơi được bản nhạc hoàn chỉnh và thời gian nghỉ
ngơi, nghiềm ngẫm những phần khó, ghi nhớ những bài học rút ra sau mỗi bản nhạc
vừa hoàn thành.
+ Lắng nghe cũng là 1 cách tập đàn. Hãy
lắng nghe càng nhiều càng tốt, khi nghe 1 bản nhạc hay bạn cố gắng lắng nghe để
cảm nhận từng tiếng bass, tiếng solo, tiếng accord, cảm nhận một cách chắc chắn
về phách, nhịp, điệu, bản nhạc chơi tông gì, hợp âm chuyển ra sao?...
+ Chơi theo các bản nhạc hay làm gia tăng
sự cảm nhận âm nhạc, đó cũng là cách tốt để sau này bạn có thể chơi chung trong
1 ban nhạc. Chơi theo đĩa CD hoặc các bản nhạc từ máy tính, bằng cách này bạn
sẽ rất mau lên tay. Hãy chọn vài bản nhạc mà bạn biết và thích, có tiết điệu
chậm rãi và nhẹ nhàng thay vì những bản nhạc có tiết điệu nhanh, dồn dập. Đầu
tiên hãy lắng nghe để nhận ra bản nhạc chơi những hợp âm gì, nếu không thể hình
dung các hợp âm, giải pháp là tìm 1 bản nhạc (hoặc sách nhạc) có ghi hợp âm,
bạn sẽ có những hợp âm được xắp đặt hợp lý và chính xác. Nhấn nút tạm ngưng hay
sử dụng remote (bộ điều khiển từ xa) để có thể tạm ngưng hay phát lại 1 đoạn
nhạc, khi bạn cần nghe hoặc chơi lại. Dần dần bạn tập các bản nhạc không có
phần hướng dẫn hợp âm (và có thể không có cả phần giai điệu). Khi bạn chơi
theo, nếu không đúng hợp âm bạn sẽ nhận ra vì âm thanh vang lên rất khó nghe,
bạn phải điều chỉnh ngay.
+ Tập đàn ngay cả khi không có cây đàn,
đang lái xe hoặc đi trên đường bạn cũng có thể xướng lên 1 bản nhạc nào đó và
hình dung về nhịp điệu, hợp âm cho bản nhạc đó.
+ Và một người thầy sẽ giúp bạn đi đúng
hướng, chỉ cho bạn những vấn đề khúc mắc và dạy bạn thêm những kỹ năng để tiến
bộ.
Nếu bạn chơi trong ban nhạc?
Việc tập chơi ban nhạc chỉ khi bạn đã
trưởng thành và hoàn toàn tự tin, còn trước mắt bạn phải tự thực hành theo
những nguyên tắc cần ghi nhớ mà mình đã trình bày ở phần trên.
Chơi chung với bạn bè hay các ban nhạc
trong những dịp chủ động hay tình cờ, bạn sẽ học được những bản nhạc mới và có
cơ hội để hiểu biết thêm, cũng là cách để chơi nhạc hay hơn. Có vài yêu cầu bạn
cần chú ý khi chơi ban nhạc như sau:
+ Đừng lo vì chơi không hay, những người
trong ban nhạc trông đợi ở bạn sự chắc chắn, vững vàng về nhịp điệu và cách
chơi các hợp âm, thêm 1 chút bay bổng và hoa mỹ.
+ Bạn phải giữ được nhịp, phách, nghĩa là
nếu trong ô nhịp có 4 phách thì bạn phải
đếm đúng 4 phách, và đếm 1 cách chính xác. Nếu bạn lỡ chơi lạc phách, lỗi nhịp
thì ngay lập tức phải lấy lại được nhịp độ của bản nhạc. Có thể bạn phải ngưng
lại 1 chút hay bỏ qua 1 vài nhịp để “tái hòa nhập cộng đồng”. Lắng nghe thật
cẩn thận khi chơi để chắc chắn bạn đang chơi đúng nhịp điệu và hòa âm với cả
nhóm.
+ Những bạn chơi kiểu “độc tấu” lâu thường
có khuynh hướng vượt ra ngoài khuôn khổ ban nhạc, nên nhớ bạn là 1 thành viên
trong ban nhạc, không phải là 1 ngôi sao duy nhất. Hãy chơi đúng nhiệm vụ của
mình, không lấn át tiếng hát hoặc nhạc cụ khác, cũng có khi, vào 1 lúc bạn có
thể tách ra với 1 đoạn đơn tấu đầy hoa mỹ, chứ không phải bất cứ lúc nào bạn
muốn.
Được chơi trong 1 ban nhạc hay sẽ rất tốt
cho người học, nhưng khổ nỗi, có mấy tay nhạc công lão luyện chịu để cho người
mới học chơi theo họ, và bạn liệu bạn có cảm thấy thoải mái khi chơi cùng những
người đó? Giải pháp là bạn có thể tìm
một vài người bạn cùng sở thích (như là 1 ban nhạc bạn bè) để tập cùng
nhau theo 1 lịch trình nào đó. Bạn cũng cần một danh sách các bản nhạc mà các
thành viên trong ban nhạc đều đồng ý chơi. Bạn phải trình bày, đề nghị giải
pháp sử dụng hợp âm cho từng bản nhạc trước khi chơi, còn nếu 1 ai đó có thể
hát phần giai điệu thì thật là tốt.
Lời
kết
Âm nhạc là một sự xa hoa, sẽ mất đi của
bạn nhiều thời gian lúc ban đầu khi bạn mới tập, và nó còn đòi hỏi cả sự kiên
nhẫn. Nhưng với những ai có khả năng cảm nhận được sự huyền diệu của âm nhạc,
sử dụng được 1 nhạc cụ để diễn tấu 1 bản nhạc hay thì đó là cách thư giãn tốt
nhất.
Âm nhạc mang đến niềm vui lớn cho những người có niềm đam mê,
đôi khi nó làm mê đắm những người bạn của bạn.
Hãy hòa mình vào âm nhạc…
Ngô Tuấn Anh.