Vài nguyên tắc để chơi đàn hay (Lý thuyết phần 2)

Sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng, nghe hay chơi 1 vài bản nhạc mà mình thích, hãy tập trung thính giác để cảm nhận được cái hay của bản nhạc đó. Với nhiều người, âm nhạc không chỉ để giải trí, nó còn là tình yêu & đam mê.


Nhiều bạn có chung sở thích âm nhạc, nhưng riêng phần chơi đàn (ngoài những bạn chơi hay không nói làm gì), thì có 1 sự thật là MỘT SỐ bạn chỉ chơi theo cảm tính, không theo một nguyên tắc, một qui luật nào hết, năng khiếu của nhiều bạn vì thế vẫn đang ở dạng tiềm năng, chưa thực sự phát huy hết. Đơn giản vì các bạn còn phải lo cơm áo gạo tiền, một số bạn cũng đã rất cố gắng "luyện công", nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do các bạn chưa nắm được 1 "bí kíp" rất đơn giản để chơi nhạc cho chuẩn. Xin khẳng định lại là để chơi nhạc cho chuẩn và chơi hay không khó, cái khó là các bạn có nắm được "bí kíp" hay không mà thôi. Mình sẽ trao đổi – chia sẻ với các bạn về "bí kíp" này trong bài khác.
 
Ở đây mình chỉ nói qua 1 chút thôi vì thấy có nhiều bạn chơi đúng nhưng nghe vẫn không hay.

Xin nói trước mình không dám múa rìu mắt thợ, phần này cũng không dành cho các bạn đã chơi nhạc rành, chỉ là chút kinh nghiệm cá nhân chia sẻ với các bạn nào đang tự học để tham khảo thêm.

Chơi đúng đã là cả 1 vấn đề, nhưng chưa đủ, phải chơi rõ nét nữa, mình muốn nhấn mạnh sự rõ nét trong cách chơi, vì nếu chỉ chơi đúng nhịp điệu, đi đúng hợp âm của bản nhạc, đúng ý đồ tác giả thôi mà không có sựrõ nét thì nghe vẫn có cảm giác mờ nhạt, không thể hay được.

Nhưng thế nào là sự rõ nét trong cách chơi? Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân: Theo mình sự rõ nét trong cách chơi, ít nhất bao gồm các yêu cầu sau đây:

1. Rõ nét trong từng nốt nhạc: Đó là nếu bạn đánh solo, hay lead thì mỗi nốt nhạc phát ra phải nghe rõ ràng, tròn trịa, không bị câm hoặc kèm theo các nốt nhạc khác ngoài ý muốn, ngoài ra, độ mạnh nhẹ, luyến láy cũng cần lưu ý thêm (mình không nói đến trường độ).

2. Rõ nét trong từng hợp âm: Đó là nếu bạn đánh accord thì mỗi nốt nhạc trong hợp âm đều phải nghe rõ ràng, tròn trịa, không nốt nào bị câm, không bị thiếu nốt hoặc kèm theo các nốt nhạc khác ngoài hợp âm đó.
 
3. Rõ nét trong hòa âm: Đó là cách đi hợp âm cho 1 bài hát, phải đúng ý đồ tác giả, đúng luật hòa âm, ta thường thấy hợp âm vòng trong các bản nhạc Pháp, rất hay, đó là ý đồ tác giả, cũng là một trong những luật hòa âm, nếu đi khác (có thể không sai) nhưng nghe sẽ không hay.
 
4. Rõ nét trong kỹ thuật đánh: Mỗi bài hát có 1 "tâm trạng" (vui, buồn, nhẹ nhàng, sôi động...) khác nhau, vì thế cách chơi không phải lúc nào cũng giống nhau cho dù nhiều bài có thể giống nhau về nhịp điệu. Ý mình muốn nói là kỹ thuật đánh phải phù hợp với “tâm trạng” của mỗi bài nhạc, rồi đánh cho phần phiên khúc (1, 2, 3) như thế nào, điệp khúc như thếnào, không phải từ đầu chí cuối chỉ “chát bùm - chát bum”, nghe nhàm lắm, cuối cùng là kỹ thuật đánh tạo cảm giác chắc chắn, người nghe dễ hát: đó là có mấy tiếng “chát”, tiếng “bùm” trong 1 nhịp, phảiđầy đủ và đều đặn, “chát” hay “bùm” đều phải nghe rõ, và đặc biệt tiếng bass (tiếng “bùm”) vì có vai trò làm nền, giữ nhịp nên không thểthiếu, tiếng bass thường rơi vào những phách mạnh trong mỗi nhịp, nhưng cũng không nên vì thế mà chơi quá đơn điệu. Trừ trường hợp chơi trong 1 ban nhạc thì khi đó người đánh accord sẽ không đánh các nốt bass vì sẽ có người đánh guitar bass riêng.
 
Mình tóm gọn bằng một ví dụ đơn giản để dễ hình dung: Khi ta xem ti-vi, nếu cả ti-vi và video đều có độ phân giải cao thì ta thấy đoạn phim có hình ảnh rõ nét, giúp ta cảm nhận từng màu sắc và đường nét, người xem thấy thích mắt, ngược lại, đoạn phim sẽ cho ta cảm giác mờ nhạt, ta không cảm nhận được gì mấy, người xem thấy... ngứa mắt.
 
Đó là XEM, NGHE cũng tương tự như vậy. Chơi rõ nét chứng tỏ người chơi có 1 ý đồ rõ rệt và hoàn toàn chủ động trong cách chơi, nó tạo cho người nghe cảm giác êm tai, chơi búa-xua sẽ làm người nghe... ngứa tai, thường mọi người chỉ thích nghe những bản nhạc chơi rõ nét.
 
Xin tạm dừng nơi đây, hẹn các bạn ở các bài tiếp theo với nội dung chính là kỹ thuật chơi đàn guitar, vì nhạc cụ này khá phổ biến và được nhiều bạn ưa thích; đệm các điệu nhạc thông dụng như Bolero, Rumba, Ballad, Slow, Boston, Valse, Paso... cách thức đặt hợp âm cho 1 bài hát; kỹ thuật đệm accord, kỹ thuật đánh lead, đánh bass…
Đọc thêm: Chơi đều nhịp và đúng nhịp

Bài tiếp theo:

Các bước đi cơ bản (Lý thuyết phần 3)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét