ĐAU TAY KHI BẤM HỢP ÂM TRÊN ĐÀN GUITAR ?

 ĐAU TAY KHI BẤM HỢP ÂM TRÊN ĐÀN GUITAR ?

(bài viết chia sẻ kinh nghiệm, nguyên nhân và cách khắc khục)

Giải pháp nghe nhạc, giải trí đơn giản tại nhà... | Vì sao hàng nhật lại đắt tiền ? | Tuyệt chiêu ve sầu thoát xác của Einsteint | Một số câu hỏi thường gặp khi tập guitar | Giới thiệu nhạc phẩm hay - Lady Belle | Tập đàn điệu Bolero & Slow-pop |

* * *

Từ một dịp tình cờ…

Hôm trước có một bạn sinh viên đến hỏi học đàn và mang cây đàn (đàn thị trường, rẻ tiền, bạn ấy mua 3 năm nhưng bấm đau tay nên bỏ mãi trong bao), nhờ xem tại sao đàn của bạn ấy bấm đau tay, vửa đặt tay vào hợp âm là có cảm giác không thoải mái, cảm giác mỏi tay, đau tay… Dù đàn còn mới và chỉ là bấm hợp âm Mi thứ hay La thứ dây buông, là những  hợp âm ở phía đầu cần đàn, độ hở giữa dây và phím đàn thấp nhất.

Hình thực tế cây đàn:

Tuy không phải thợ sửa đàn nhưng tôi cũng thử giúp bạn ấy một lần xem sao, vì nghĩ cũng đơn giản và mình cũng đã gặp vài trường hợp tương tự và khắc phục được, nhưng lần này đúng là có thêm kinh nghiệm mới, vì nguyên nhân không giống như những lần trước, cũng không tìm thấy trên Google, đơn giản bởi vì những trường hợp này thì chỉ thợ sửa đàn mới biết và họ thường giấu bạn, vì xem đó như bí quyết nghề nghiệp.

Không hiểu sao nhà sản xuất họ không để ý đến tiêu chí này, xem như 1 điều kiện bắt buộc phải vượt qua trước khi xuất xưởng (đang nói đàn thị trường rẻ tiền, đàn Made in Japan… thì ok rồi). Chắc đàn rẻ tiền nên nhà SX bỏ qua (?)

Có thêm kinh nghiệm…

Bắt đầu vào việc thôi, rà xét từng yếu tố có thể là nguyên nhân:

1. Kiểm tra độ cong cần:


Kiểm tra cần thấy độ cong ~=2mm ở vị trí giữa cần đàn, chỉnh ty cong cần còn lại khoảng 1mm, (xả cả 3 dây xuống thấp hơn bình thường khoảng 1-2 cung, mục đích để giảm lực căng cho cần đàn trước khi vặn ty chỉnh cong cần, sau đó vặn ty chỉnh cong cần theo chiều kim đồng hồ đến khi cđộ hở ít nhất cói thể)

Tuy nó có giảm đau một chút nhưng đây không phải là nguyên nhân chính -> loại trừ !

2. Kiểm tra độ cao ngựa đàn:

Ngựa đàn (xem hình dưới) hơi cao, còn có thể hạ xuống, có thể hạ độ cao ngựa đàn bằng cách mài phần chân hoặc cưa rãnh vị trí 6 dây, tôi chọn cách sau, và sau khi cưa rãnh bấm thử tình trạng vẫn không tốt hơn !!??


Tuy nó có giảm đau một chút nhưng đây cũng không phải là nguyên nhân chính -> loại trừ !

3. Dây đàn:

Dây đàn cũ, cứng ko có độ ần hồi cũng có thể là nguyên nhân, thay thử 1 bộ dây khác chất lượng hơn, và sau khi thay dây bấm thử tình trạng vẫn không tốt hơn !!??

Tuy nó có giảm đau một chút nhưng đây cũng không phải là nguyên nhân chính -> loại trừ !

4. Kiểm tra độ cao lược đàn:


Độ hở ban đầu giữa dây đàn và phím sắt ở vị trí ngăn thứ nhất (phím sắt đầu tiên) khoảng 2mm, 2mm là CAO -> cần hạ độ cao lược đàn xuống còn khoảng 1mm.

Bởi vì khi độ hở cao thì tay trái phải dùng lực mạnh hơn rất nhiều để đè cho dây “ăn” xuống phím đàn, đây chính là nguyên nhân gây hiện tượng đau tay.

Có thể hạ độ cao lược đàn bằng cách (1) mài phần chân hoặc (2) dùng cưa lưỡi nhỏ (cưa sắt) cưa cần thận từng chút các rãnh đặt dây. Ở đây tôi chọn cách (2).

Các bước: Xả dây, kéo dây ra khỏi vị trí mà không nhất thiết phải tháo dây, cưa cẩn thận từng chút, nếu hạ quá độ thì dây sẽ bị rè, và lắp dây vào kiểm tra độ hở đến khi còn khoảng 1mm là ok, như hình.

Sau đó lắp dây vào vị trí và lên dây, bấm thử…

Thật tuyệt vời, bấm rất êm và rất nhẹ tay, cảm giác đau tay không còn nữa.

Đây chính là nguyên nhân, và trường hợp này thì chỉ thợ sửa đàn mới biết và họ thường giấu bạn, vì xem đó như bí quyết nghề nghiệp.

Cây đàn sau khi đã căn chỉnh: hạ ngựa đàn, lược đàn, bấm rất êm !

* * *

Trên đây là những chia sẻ để anh em (chắc là nhiều anh em từng gặp phải tình trạng này) tham khảo và có thể áp dụng nếu chằng may cây đàn của mình cũng bị trình trạng như trên.

Cảm ơn anh em đã đọc bài.

* * *

Tuy Hòa 11/2023





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét