| Về dòng đàn guitar "Made in Japan" | Học đàn bằng mắt và học đàn bằng tai |
Tại sao và tại sao ?...
Khi anh em có những thắc mắc như
dưới đây mà không tìm thấy câu trả lời mạng xã hội như Youtube, Facebook, thậm
chí là cả Google, thì bài viết này có thể là thứ bạn đang tìm….
1. Vì sao với guitar đệm hát người ta thường bấm hợp âm ở các ngắn phía
đầu cần đàn (phía có khóa đàn)
Đây
là câu hỏi rất đơn giản cho một thực tế rất thường gặp nhưng tuyệt nhiên không
tìm thấy đến 1 câu trả lời trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook, Google…
1.1. Bấm nhẹ tay
Xem
hình ảnh 1 cây đàn chụp ở trạng thái nằm ngang ta sẽ thấy: Khoảng hở giữa dây
đàn và phím đàn tăng dần từ vị trí đầu cần đàn (thường khoảng 0,5-0,6mm) đến vị
trí cuối gần miệng đàn (thường khoảng 6-7mm):
Khi ta bấm các nốt (cũng như các hợp âm) ở vị trí bất kỳ, cần dùng 1 lực để nhấn dây đàn ăn sát xuống phím đàn, nếu khoảng hở giữa dây và phím lớn thì lực nhấn sẽ lớn gây hiện tượng đau tay (lực nhấn tỷ lệ thuận với khoảng hở), ngược lại, khi ta bấm các nốt cũng như các hợp âm ở phía đầu cần đàn sẽ nhẹ tay hơn, ít bị đau tay, cho cảm giác dễ chịu hơn.
Đó cũng
là lý do vì sao các cây đàn cong cần khi ta bấm thấy đau tay.
1.2. Âm thanh hay
Âm
thanh các nốt (cũng như các hợp âm) phía đầu cần đàn sẽ có độ ngân dài hơn các
nốt phía cuối cần đàn, vì độ ngân dài của 1 nốt nhạc tỷ lệ thuận với biên dộ
dao động của sợi dây (hình):
Mà
biên dộ dao động lại tỷ lệ thuận với chiều dài dây, mà chiều dài dây ở phía đầu
cần đàn dài hơn khi ta bấm ở cuối cần đàn. Vì vậy âm thanh các nốt, hợp âm đầu
cần đàn có độ ngân dài lâu hơn. Ngược lại, các nốt, các hợp âm càng ở phía cuối
thì âm thanh nghe càng “chắc”, và vì thế các tay solo thường đánh ở những vị
trí này, còn khi đệm hát người ta thường bấm ở các ngăn phía đầu cần đàn.
Ngoài
ra, việc bấm các hợp âm ở phía đầu cần đàn còn giúp cho ta đánh được các dây
bass (dây 4, 5, 6) ở trạng thái dây buông nghe hay hơn. Các nốt bass khác cũng
loanh quanh đâu đấy: Fa, Sol, Đô cũng tương tự, vừa bấm nhẹ tay và âm thanh
hay.
* Một
lưu ý thêm: Chọn cách chuyển hợp âm khoa học.
Việc
chuyển hợp âm, nên chọn vị trí hợp âm chuyển tiếp ở vị trí thuận lợi nhất, ví dụ:
đang bấm hợp âm La thứ (Am) ngăn 1-2, chuyển qua rê thứ (Dm) thì nên chọn Dm ở
thế bấm ngăn 1-3 (ngay bên dưới Am), xem hình minh họa:
Điều này sẽ giúp cho tay trái chuyển hợp âm thuận tiện hơn, vì khí đó nó di chuyển trên quãng đường ngắn nhất.
Sẵn có video minh họa cho anh em học đàn mình post luôn vào đây để minh họa:
In tro & đệm hợp âm bài TÀN TRO:
2. Chạy Intro dẫn nhập như thế nào? Có bí quyết gì không?
Vào một
dịp nào đó, chúng ta có thể thấy các tay solo ngẫu hứng, họ có thể bất chợt
chơi một đoạn nhạc mà dường như không có sự chuẩn bị trước, nhưng nghe vấn rất
bài abrn, rất hay.
Vậy
làm thế nào họ có thể chơi được như vậy?
Trong
bất cứ vấn đề gì, phương pháp là rất
quan trọng, nếu ta nắm được phương pháp thì vấn đề phức tạp sẽ thành đơn giản,
và ngược lại.
Trở lại
vấn đề chạy đoạn Intro:
Đầ
tiên ta ngầm phác thảo 1 chuỗi các hợp âm, ví dụ “Am > Dm > E7”, chuỗi
này lấy theo bộ hợp âm cơ bản hoặc nâng cao, hoặc lấy theo hợp âm của giai điệu,
chuỗi hợp âm này phải được ghi nhớ trong đầu…
Tiếp đến, ta sẽ xác định nốt đầu tiên trong câu Intro: nốt đầu tiên trong câu Intro sẽ là 1 trong 3 nốt của hợp âm đầu, ví dụ hợp âm đầu là la thứ (Dm) thì nốt đầu sẽ là 1 trong 3 nốt (Rê, Fa, Mi), từ đó khai triển tiếp các nốt khác theo nguyên tắc: trong nhịp của hợp âm nào thì chạy các nốt thuôn ÂM GIAI (âm giai là các nốt thuộc hợp âm chủ và bộ hợp âm đó), kết hợp khéo léo các nốt để sao cho khi chuyển qua hợp âm khác (ví dụ Am) thì nốt bắt đầu ô nhịp sẽ là 1 trong 3 nốt của hợp âm chuyển tiếp (nếu hợp âm Am thì 3 nốt là [La / Đô / Mi], tương tự như hợp âm đầu). Cứ như vậy cho đến hết vòng hợp âm định sẵn.
Ví dụ
câu Intro bài Tuyết rơi (nhạc Pháp:
Tombe la neige):
Hợp âm >> |
Dm (1) |
Am (2) |
E7 (3) |
Am (4) |
Nốt Intro
>> |
Rê….. Si |
Đô, Đô..… La |
Si Si….. La(b) |
La, La….. |
Đoạn
Intro dẫn nhập thường khoảng 5-10 ô nhịp, nếu thấy ngắn (như trên có 4 ô nhịp)
thì có thể lập lại 2 lần nếu muốn.
3. Khi nào chuyển hợp âm? Nguyên tắc chuyển hợp âm?
3.1. Khi nào chuyển hợp âm?
Khi
giai điệu có sự chuyển biến mà hợp âm hiện tại không “ăn” với giai điệu, lúc đó
nếu giữ hợp âm cũ thì nghe sẽ bị “phô”, tiếng hát và tiếng đàn “vênh” nhau. Ta
phải chuyển sang 1 hợp âm khác mới nghe ổn thỏa.
3.2. Nguyên tắc chuyển hợp âm?
Khi 2
điều kiệu sau đồng thời được thỏa mãn thì 1 hợp âm chuyển tiếp được xem là
đúng:
(1) Hợp âm chuyển tiếp phải chứa nốt giai điệu
(hợp âm là 1 tập hợp 3 hoặc 4 nốt, nốt giai điệu ở đầu ô nhịp phải là 1 phần tử
trong tập hợp đó).
(2) Hợp âm chuyển tiếp phải nằm trong bộ hợp âm
của hợp âm chủ. Ví dụ đang chơi hợp âm chủ là Am, thì hợp âm được chuyển phải
nằm trong bộ hợp âm Am (ví dụ: Dm, G, C, F, E7…).
4. Phương pháp xác định tone (hợp âm chủ) của 1 bài hát theo giọng
Ví dụ:
+ Đàn cho 1 người NAM hát bài “Mười năm tình
cũ”, chọn hợp âm nào ?
+ Đàn cho 1 người NỮ hát bài “Mười năm tình
cũ”, chọn hợp âm nào ?
Dưới
đây là P/P chung, sẽ có phân tích chi tiết, cụ thể ở bài viết khác:
Căn cứ:
(1) Nốt cao nhất của bài hát,
(2) Nốt cao nhất mà giọng
Đàn
thử với tone bất kỳ để xác định nốt cao nhất theo tone đó, đối chiếu với nốt
cao nhất theo giọng Nam/Nữ, rồi dịch chuyển tone cần chọn, ko nên lấy tone
thăng/giáng vì như thế là tự làm khó cho mình.
Như
ví dụ trên: đánh thử với tone Am được nốt cao nhất bài hát là Fa, trùng nốt cao
nhất giọng
Tương
tự, giọng Nữ có thể lấy tone Mi thứ (Em), ko nên lấy Em(b) hay Em(b)…
4. Một số câu hỏi khác:
Tương
tự trên, các câu hỏi dưới đây cũng không thấy câu trả lời trên Internet, nhưng
do bài viết đã dài, vì thế chúng sẽ được phân tích, chỉ ra nguyên nhân ở một
bài viết khác.
* Tại sao có 7 nốt nhạc [Đô (1),
Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si (8)] / cần đàn, mà không phải 6, hay 8 (tương tự như câu hỏi tại
sao có 7 ngày / tuần, mà không phải 6, hay 8 ?)
* Tại sao các ngăn đàn ngắn dần từ
đầu cần đến cuối cần (L1 > L2 > L3…, mà không là L1 = L2 = L3)? Chia độ
dài 1 ngăn đàn (1/2 cung) dựa trên nguyên lý nào ?
L1 = (1/12)x(L); L2 =
(1/12)x(L-L1), nhưng tại sao như vậy ?
* Tại sao có 12 ngăn trong 1 quãng 8 mà không phải 11, hay 13 (tương tự như tại sao người ta chia 12 tháng / năm, hay 12 giờ / ngày… mà không phải 11, hay 13 ?)
* * *
Trên
đây là một số chia sẻ kinh nghiệm, hy vọng giúp cho anh em tập đàn có cảm hứng
và tăng hiệu quả, khi mình có sự hiểu biết về những vấn đề mình gặp phải mà
chưa có câu trả lời.
* * *
Tuy Hòa 11/2023. Tác giả: Tuấn Anh. Zalo: 01919.410.280
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét