Bài hát kết thúc với những tiếng vỗ tay, những bó hoa… nhưng không phải dành cho họ…
Lặng lẽ đứng sau vinh quang của người khác, cùng với bao trăn trở trong cuộc sống, buồn nhiều hơn vui, họ, những nhạc công vẫn say sưa dệt nên những giai điệu đẹp, cho tiếng hát thêm sâu lắng, ngân vang.
Vài nét chấm phá...
Đa số nhạc công được đào tạo bài
bản qua trường lớp, nhưng cũng có một số nhạc công chơi bằng năng khiếu bẩm
sinh cùng với sự tập luyện, học hỏi...
Từ việc "biết chơi một nhạc cụ" đến
trở thành một nhạc công chuyên nghiệp là cả một quá trình. Nhạc công phải tạo
được sự hòa quện giữa giọng ca và tiếng đàn như một nhạc sĩ phối khí.
Nếu chơi trong ban nhạc thì còn khó hơn. Với nhiều nhạc cụ khác nhau: organ, guitar,
sacxo phone (kèn), drum (trống)…, để có thể hòa âm trong một bản nhạc là cả một nghệ thuật,
đòi hỏi các nhạc công phải tốn nhiều thời gian tập luyện cùng với nhau.
Mỗi ban nhạc thường có từ 2, 3, 4
hoặc 5 nhạc công và 1 MC (người dẫn chương trình), mỗi nhạc công chơi một nhạc cụ
và MC thì giới thiệu ca sỹ và bài hát. Nhưng cũng có các "ban nhạc" 1 người,
tức chỉ 1 nhạc công chơi độc lập, riêng lẻ, đó là các trường hợp khi thiếu nhạc
công hoặc phải chơi chữa cháy cho một show diễn nào đó hoặc đơn giản họ chỉ chơi
độc lập một mình.
Địa chỉ của họ là các sân khấu
nhà hát cho đến các tụ điểm ca nhạc như các quán bar, cà phê nhạc sống…
Nỗi niềm trăn trở
Nỗi niềm trăn trở
Sự thực là, đa số nhạc công lại
không sống được với nghề, phải kiếm thêm việc khác. Nguyên nhân chính là thu
nhập bấp bênh, thời gian làm việc của họ chỉ khoảng 3 tiếng ban đêm, ban ngày
dường như họ dành cho tập luyện hoặc một công việc gì đó khác. Do đặc thù, công
việc của họ gặp nhiều khó khăn so với các lĩnh vực khác.
Một nhạc công nhận khoảng vài
trăm ngàn / 1 "show" đám cưới 2 giờ tại nhà hàng. Với 1 đêm chơi nhạc sống cho phòng
trà, quán cà phê, họ được trả cũng khoảng giá đó, khoảng chừng tiền công 1 ngày
của một thợ hồ. Cũng có khi họ được thuê đệm đàn liên tục cả buổi hoặc cả ngày
với giá cao hơn khoảng 2-3 lần, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có, mà thời
gian biểu diễn thì thường kéo dài hơn giao ước, họ chỉ ra về khi người khách
cuối cùng ra về.
Ngoài ra, để giảm chi phí, nhiều
chương trình văn nghệ sử dụng nhạc đệm phối sẵn (nhạc karaoke) thay cho ban nhạc, công việc
cho nhạc công vì thế càng ít đi.
Do đó, để đủ trang trải cho cuộc
sống, đa số nhạc công đều phải làm thêm nghề khác như mở lớp dạy đàn…
Trước đây, nhạc sỹ Y Vân trước
khi trở thành một nhạc sỹ tên tuổi, một cây đại thụ trong của dòng nhạc trữ
tình Việt Nam trước 75, cũng từng trải nghiệm và kiếm sống bằng nghề đánh đàn ở
các phòng trà, vũ trường, sau đó ông sáng các nhiều ca khúc “để đời” như:
"Thôi", "Tôi đưa em sang sông", "Ảo ảnh", nổi tiếng nhất là bài "Lòng mẹ", một bản
nhạc cho tình mẫu tử. Còn ca sỹ, nhạc sỹ và nhạc phẩm bây giờ thì thực sự tôi không biết gì nhiều.
Làm một nhạc công có lẽ với
nhiều người cốt yếu chỉ để thỏa mãn niềm đam mê. Không có tâm hồn âm nhạc hoặc
không vì đam mê thì không thể làm công việc này.
Bức tranh muôn màu…
Chơi nhạc ở những tụ điểm "tên tuổi" hay ở những thành phố lớn, nhạc công chơi như hay hơn và có cảm giác nhẹ nhõm hơn, vì nhìn chung ở những nơi này ca sỹ hát hay và đúng nhạc, họ dễ gặp những giọng hát mượt mà, ăn nhạc, họ không phải "vất vả chạy theo ca sỹ", những lúc đó tâm hồn họ như bay bổng cùng tiếng đàn lời ca, họ cảm thấy yêu đời, yêu nghề hơn. Một ca sỹ hát hay và bài hát kết thúc, những tiếng vỗ tay, những bó hoa… nhưng có vẻ những thứ đó không phải dành cho họ… họ vẫn lặng lẽ làm tiếp công việc của mình.
Chơi nhạc ở những tụ điểm "tên tuổi" hay ở những thành phố lớn, nhạc công chơi như hay hơn và có cảm giác nhẹ nhõm hơn, vì nhìn chung ở những nơi này ca sỹ hát hay và đúng nhạc, họ dễ gặp những giọng hát mượt mà, ăn nhạc, họ không phải "vất vả chạy theo ca sỹ", những lúc đó tâm hồn họ như bay bổng cùng tiếng đàn lời ca, họ cảm thấy yêu đời, yêu nghề hơn. Một ca sỹ hát hay và bài hát kết thúc, những tiếng vỗ tay, những bó hoa… nhưng có vẻ những thứ đó không phải dành cho họ… họ vẫn lặng lẽ làm tiếp công việc của mình.
Câu
chuyện đàn sai, hát đúng cũng nhiều sắc thái, có khi đàn lỡ dây, "Cung lỡ giây chùng mấy ai đàn
đừng sai", mà cũng khi là
do chưa có thời gian tập trước với nhau, bởi như những ai am hiểu lĩnh vực này
đều biết, các phòng trà ca nhạc trước 75 (chủ yếu ở Sài Gòn), mỗi buổi diễn đều
có sự tập dượt kỹ càng giữa ban nhạc với nhau và giữa ban nhạc và ca sỹ, ca sỹ thường là chuyên nghiệp và là ca sỹ "ruột", thành thử tiếng
đàn lời ca trong mỗi bài hát có thể nói rất chuẩn điệu nghệ, nghe như trong
băng. (Xin nói thêm, tiếng đàn của các nhạc công xưa có tác động và ảnh hưởng
rất nhiều đối với tôi, tiếng đàn của họ gây cảm hứng và động lực cho tôi tập
luyện). Chuyện đàn sai hay hát sai dường như rất hiếm, nếu có đi nữa thì cũng
chỉ là một chút trục trặc đáng yêu với cả người nhạc công và ca sỹ:
Ngày xưa mỗi lần em buông tiếng hát / thì
anh tay phím nắn nót cung đàn…
…
Và rồi hờn yêu em mỗi lần em hát sai / em
nũng nịu cười nói sai là tại anh.
Giọng ca dĩ vãng (n/s
Bảo Thu)
Còn bây giờ,
trừ một số ít còn giữ phong cách xưa, phần đông các phòng trà ca nhạc gần như
phải chạy theo thị hiếu đám đông để tồn tại, “ca sỹ” đơn giản là một vị khách
bất kỳ, ca khúc cũng là một bài bất kỳ, nhạc công không có sự chuẩn bị trước,
tuy họ là những người biết rất nhiều nhạc, nhưng biết ít, biết nhiều chứ không
thể biết hết, thành thử, vẫn có những bài họ không biết, khi đó họ phải cố mà
nghe giai điệu để chơi theo cho đúng, việc chơi trật nốt, trật "tone" ở một vài
khuôn nhịp nào đó là chuyện bình thường, có những vị khách thông cảm, có những vị khách tỏ thái độ khiếm nhã…
Rồi có khi họ gặp
những "ca sỹ" lên một hai đòi hát nhạc "giựt", nhạc Remix, đối với những nhạc công
đẳng cấp thì thể loại nhạc này phần nhiều gây chán nản tột cùng cho họ, họ như
bị tra tấn, họ chỉ muốn bỏ đàn đi về, vì khi đó đẳng cấp và tài năng của họ dường
như không cần dùng đến, chỉ cần tiếng nhạc rầm rầm là được, thậm chí người hát
không cần nhạc, tiếng hát át tiếng đàn, không một chút nghệ thuật, chỉ có sự ồn
ào.
Rồi có khi họ gặp những "ca sỹ" muốn phải đệm
thế này, thế kia theo ý của mình, hát dở, hát sai lại đổ lỗi cho đệm nhạc không
đúng… họ vẫn phải "gồng mình" làm tiếp công việc của mình, nhưng họ cảm thấy bị tổn thương. Chính tôi, người viết bài này, từng không ít lần lâm
vào những hoàn cảnh đó.
Lặng lẽ đứng sau vinh quang của người khác rồi lặng
lẽ ra về; đi sớm, về
trễ, thu nhập bấp bênh và đôi khi những "tai nạn nghề nghiệp"… khiến họ bị tổn
thương, đó là những nốt trầm của bản nhạc cuộc đời, nhưng dường như "duyên nợ
không thể dứt được". Dù cuộc sống còn bộn bề khó khăn, hàng đêm, những nhạc
công vẫn say sưa dưới ánh đèn sân khấu, bởi ở đó họ tìm thấy mình qua những
giây phút phiêu du đầy ngẫu hứng.
Đồng cảm với thầy!
Trả lờiXóa