Bàn về một số vấn đề trong đệm hát

HỢP ÂM CHUYỂN TRƯỚC GIAI ĐIỆU & ĐÀN THIẾU PHÁCH (BỎ PHÁCH)
* * *
VẤN ĐỀ 1: HỢP ÂM CHUYỂN TRƯỚC GIAI ĐIỆU
Đây là một chủ đề rất mới, bấy lâu nay dường như ít ai để ý, kể cả những nhạc công lâu năm, cũng không thấy tài liệu hay diễn đàn âm nhạc nào đề cập, các bản nhạc ghi hợp âm thì có chỗ đúng, chỗ sai, theo cảm tính… Bài viết này sẽ phân tích cụ thể để hiểu thêm về vấn đề này.
Thỉnh thoảng đi uống café, hoặc tính cờ nghe những bài hòa tấu, karaoke… tôi nhận ra rằng, phần nhiều (nhiều chứ không phải tất cả) những bài nhạc hòa tấu, nhạc đệm, nhạc công không chuyên, thậm chí cả chuyên, chơi thường bị trật chỗ này. Đây chỉ là nhận xét, không có ý chê bất cứ cá nhân nào.
Tôi không phải nhạc sỹ, nhưng cảm nhận được ý tác giả ở chỗ này, tôi cho rằng đây là một chủ đề hay và cần phân tích cụ thể …
Trên tinh thần tôn trọng và xây dựng, hôm nay tôi phân tích vấn đề này để các anh em học đàn, cũng như những anh em nào quan tâm có thể tham khảo thêm.
+ + +
Thông thường các bài nhạc, nhất là các bài nhạc Vàng của Việt Nam đa số có nhịp 4/4, chơi ở điệu Bolero, Slow Rock.
Cách vào nhịp rất là dễ, đó là sau tiếng bùm đầu tiên thì hát / đàn solo:
Ví dụ: Nhịp 4/4: Có 4 phách / 1 nhịp: Nếu đánh điệu Bolero thì tiết điệu là: Bum(1) Chát-chát-chát(2) chát-bum(3), chát-bùm(4), chát-bum(1)....
Ví dụ:
* Bài 1 “Không bao giời quên anh”, nhịp đầu:
- Đàn: … Bum(1) Chát-chát-chát(2) chát-bum(3), chát-bùm(4), chát-bum(1)
- Hát “Tôi viết lên đây” (bùm(1), chát-chát-chát(2)…),
* Bài 2 “Hoa sứ nhà nàng”, cũng tương tự:
- Đàn: … Bùm(1) Chát-chát-chát(2) chát-bum(3), chát-bùm(4), chát-bum(1)
- Hát “Đêm đêm ngửi mùi hương” (bùm(1), chát-chát-chát(2)…),
Và cứ thế, giai điệu tới đâu chuyển hợp âm tới đó, rất dễ để đệm đàn, không có gì bàn cãi.
Nhưng có một số trường hợp, hợp âm phải chuyển trước giai điệu ở một số ô nhịp, nếu không như vậy, hợp âm không thể chứa nốt giai điệu ở ô nhịp tiếp theo dẫn đến đàn bị “phô”, nghe rất “chối”.
Tôi dân ra đây 2 ví dụ để minh họa:
1/ Trích đoạn bài “Mười năm tình cũ” (ở các chỗ hợp âm khoanh tròn như hình dưới):

Nếu ở các vị trí được khoanh tròn ta không chuyển trước hợp âm (Am->E7; Am->Dm…), thì ở ô nhịp tiếp theo hợp âm sẽ không chứa nốt giai điệu, vì thế nghe sẽ bị “phô”, nghĩa là tiếng đàn không ăn nhập tiếng hát, và khi đó có muốn sửa hợp âm cũng không kịp.
và:
2/ Trích đoạn bài “Căn nhà ngoại ô” (ở ô nhịp thứ 4, như hình dưới)

Tương tự trên, nếu ở ô nhịp thứ 3 (“có hoa thơm trái hiền”, hợp âm Am), không chuyển ngay sang Dm thì ở ô nhịp thứ 4 “Gần kề lối xóm”, nốt giai điệu lúc này là Rê, thuộc hợp âm Dm, trong khi hợp âm vẫn Am. SAI!
Tóm lại:
Tại sao phải chuyển hợp âm trước?
Để hợp âm chứa nốt giai điệu ở ô nhịp tiếp theo.
Làm sao để biết những hợp âm chuyển trước đó?
Dựa trên nguyên tắc: Hợp âm phải chứa nốt giai điệu. Trong ví dụ trên, các hợp âm Am->E7; Am->Dm… đều dựa trên nguyên tắc đó. Cụ thể là E7, Dm chưa các nốt nhạc của ô nhịp kế tiếp.

Video minh họa:
1/ Trích đoạn “Mười năm tình cũ”:

2/ Trích đoạn bài “Căn nhà ngoại ô”:

3/ Thêm một ví dụ hợp âm chuyển trước: Si L'Amour Existe Encore (nhạc Pháp)

VẤN ĐỀ 2: ĐÀN THIẾU PHÁCH (BỎ PHÁCH)

Ví dụ cụ thể:
Cũng bài Mười năm tình cũ: Nhịp 4/4.
Nếu đánh điệu Slow Rock thì tiết điệu là: Bùm(1) Chát(2) Bum(3), Chát(3) Bùm-bum(4) (4 phách /1 nhịp)
- Giai điệu (Hát): Mười năm không gặp, tưởng tình đã cũ…
- Đàn: … Chát(2) Bum(3), Chát(4) Bùm-bum(1),
- Giai điệu (Hát): Mây bay bao năm…
Nhưng một số "ca sĩ", nhạc công thường bỏ mất nửa nhịp đàn, mới đàn đến … Chát(2) Bum(3), đã hát / đàn tiếp (thiếu 2 phách sau: Chát(4) Bùm-bum(1))
Đó là vấn đề rất thường gặp phải thứ hai, không những riêng bài hát này, mà còn ở những bài Slow Rock nhịp 4 khác. Anh em lưu ý.
* * *
Bài viết trên đây phân tích 2 vấn đề thường gặp trong đệm hát là hợp âm chuyển trước giai điệu đàn bị thiếu phách (bỏ phách).
Hẹn gặp anh em ở các chủ đề khác tiếp theo.
* * *
Million Roses - Guitar - for 8/3/2020:

Chỉ là giấc mơ qua:

* * *

Ngô Tuấn Anh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét