Một triệu bài hát cũng chỉ nằm trong 2 âm thể THỨ hoặc TRƯỞNG (làm
sao để biết bài hát thuộc âm thể trưởng hay thứ sẽ có ở bài viết khác).
Bài hát âm thể THỨ ta dùng bộ hợp âm THỨ để đệm, bài hát âm thể
TRƯỞNG ta dùng bộ hợp âm TRƯỞNG để đệm. (Trừ một số bài vừa thứ vừa trưởng,
thường thay đổi âm thể ở điệp khúc).
Và hãy bắt đầu từ những bộ hợp âm cơ bản nhất (bộ hợp âm C, Am).
Trước tiên là qui ước các ngón tay của bàn tay trái:
I. Hợp âm thứ:
Trước tiên là qui ước các ngón tay của bàn tay trái:
I. Hợp âm thứ:
- Bộ 3 hợp âm Am: Am –
Dm – E7 (trong đó Am là hợp âm bậc 1, Dm bậc 4, E7 bậc 5)
Từ bộ hợp âm trên có thể tính ra các bộ hợp âm khác theo PP tịnh
tiến hay tính theo bậc
Nhấn chuột vào hình để xem rõ:
Nhấn chuột vào hình để xem rõ:
1/ Hợp âm La thứ (Am):
Hợp âm Rê thứ (Dm):
Hợp âm Mi trưởng (E), Mi bảy (E7):
II. Hợp âm trưởng:
- Bộ 4 hợp âm C: C – Am
– Dm – G7 (trong đó C là hợp âm bậc 1, Am bậc 6, Dm bậc 2, G7 bậc 5)
1/ Hợp âm Đô trưởng (C):
2/ Hợp âm La thứ (Am):
4/ Hợp âm Sol trưởng (G), Sol bảy (G7):
Câu hỏi:
- Vì sao có người nói chỉ cần 3
hợp âm (bậc 1, 4, 5) để chơi 1 bài hát?
Vì âm giai của 3 hợp âm này chứa gần như tất cả các nốt trong giai
điệu của bài hát, nhưng không phải lúc nào cũng chỉ 3 hợp âm. Có bài chỉ 1 hợp
âm, trong khi có những bài cần đến 7, 8 hợp âm.
- Làm sao để nhớ hết các bộ âm
khác?
Các bộ hợp âm khác ta áp dụng phương pháp tịnh tiến trên cần đàn,
hoặc tính theo bậc, lấy hợp âm chính là bậc 1 để tính ra các hợp âm phụ còn lại
mà không nhất thiết phải thuộc lòng tất cả.
Nhắc lại:
- Hợp âm đứng ở đầu chuỗi hợp âm là hợp âm chính, nó xuất hiện
thường xuyên, đồng thời cũng thường là hợp âm mở đầu (trừ vài trường hợp ngoại
lệ) và hợp âm kết thúc của bài nhạc, các hợp âm còn lại là hợp âm phụ xuất hiện
ít hơn, hợp âm cuối chuỗi là hợp âm giải kết, thông thường nó trước khi đến hợp
âm chính để kết thúc bài hát;
- Bộ hợp âm có thể có từ 2, 3, 4, 5, 6 hoặc nhiều hơn, tùy theo
từng bài hát (ví dụ có bài chỉ 1 hợp âm: “Cháu lên ba”…, có bài 3 hợp âm v/d
“Triệu đóa hoa hồng”, có bài 6,7 hợp âm,
v/d: “Đồng xanh”… Và khi mới bắt đầu hãy làm quen với bộ 3, 4 hợp âm như trên
trước đã.
- Mỗi bài hợp âm chính khác nhau, tùy âm vực và giọng người hát; mỗi
bài cũng sẽ có thứ tự chuyển hợp âm khác nhau, tùy thuộc giai điệu bài đó.
Lưu ý:
- Hợp âm La thứ trong bộ hợp âm Đô trưởng đóng vai trò hợp âm phụ, thường để chuyển tiếp từ hợp âm Đô trưởng sang Rê thứ, nhưng trong bộ hợp âm La thứ thì nó lại là hợp âm chính.
- Một hợp âm phụ trong bộ hợp âm nào đó nhưng nếu trong bộ hợp âm của nó thì nó sẽ là hợp âm chính. Như 1 diễn viên đóng vai phụ, nhưng trong bộ phim nào đó họ có thể là nhân vật chính.
(còn nữa)
Tham khảo thêm ở đây các bạn nhé: Guitar Classic
Trả lờiXóa