2 ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ ĐỆM MỘT BÀI HÁT CHƯA BIẾT TRƯỚC

Nếu một bài hát mà ta đã biết trước về giai điệu (đã nghe qua) thì việc xác định hợp âm là không khó, thậm chí là đã thuộc hết hợp âm cả bài.

Nhưng với một bài hát ta chưa từng nghe, lần đầu đệm cho người khác hát, hoặc lần đầu nghe thấy hay và muôn tập đệm đàn theo ca sỹ hát, thì làm sao để biết bài nhạc đó đánh ở hợp âm nào?

Đây là vấn đề nhiều anh em quan tâm, và hình như cũng đã có thảo luận qua ở một bài viết nào đó trong blog mà tôi không nhớ rõ.

Ở bài viết này tôi sẽ cô đọng lại một số bước cắn bản và không thể thiếu để xác định nhanh hợp âm cho bài hát mà chỉ cần nghe qua 1-2 lần.

Sau đây là 2 điều kiện cần phải có để có thể đệm đàn 1 bài hát:

1. Xác định hợp âm

Để xác định hợp âm (bài này đánh ở hợp âm chủ nào) thì đầu tiên phải lắng nghe giai điệu bài hát (việc xem nốt dường như không thực tế lắm), thử đàn theo vài nốt giai điệu (thường là 1 đoạn đầu hoặc 1 đoạn cuối), để xác định xem bài đó thuộc âm thể nào (TRƯỞNG hay THỨ, tất cả bài hát chỉ thuộc 1 trong 2 âm thể hay còn gọi là âm giai TRƯỞNG hay THỨ, cũng giống như giới tính NAM hoặc NỮ, không có giới tính thứ 3). Sau khi đã biết âm thể TRƯỞNG hay THỨ thì đồng thời cũng có thể xác định luôn được hợp âm chủ.

Tiếp theo, nếu cần chuyển tone cao hơn hoặc thấp hơn cho phù hợp giọng từng người thì nghe câu cuối cùng (nốt kết thúc) bản nhạc mà thanh quản người đó có thể với tới, ở nốt nào thì bài hát đánh ở cung đó. Ví dụ: Bài hát có giai điệu âm thể THỨ, nốt kết húc là nốt La (A) thì bài đó đánh ở hợp âm La thứ (Am)

Bắng cách đó ta đã xác định được hợp âm chủ của bài hát phù hợp nhất.

Các hợp âm phụ tiếp theo thì tùy theo hợp âm chủ và sự chuyển biến của giai điệu.

+ Hợp âm phải chứa nốt giai điệu trong ô nhịp (thường là phách đầu của ô nhịp)

+ Hợp âm phụ phải nằm trong bộ hợp âm của hợp âm chính, ví dụ Am là hợp âm chính thì các hợp âm trong bộ hợp âm Am sẽ là: Am, Dm, E7. Thường sẽ là 3 hợp âm cơ bản, nhưng cũng có bài hát sử dụng 4, 5, 6, 7 hợp âm…

+ Hợp âm được chuyển khi nốt giai điệu có sự chuyển biến về cao độ qua một hợp âm khác, hợp âm chuyển ngay khi hết 1 nhịp và qua nhịp mới. Thông thường mỗi 1-2 nhịp thì sẽ có sự chuyển biến về hợp âm. Cũng có khi 3-4 nhịp mới chuyển 1 hợp âm.

2. Xác định điệu

Sau khi đã biết hợp âm thì việc quan trong thứ 2 là xác định điệu nhạc.

Điệu nhạc được xác định dựa trên số phách trong 1 ô nhịp: Thường gọi là nhịp, nhịp… thường sẽ có 2, hoặc, hoặc 4 phách trong 1 nhịp cho tất cả các bài hát.

Lắng nghe giai điệu bài hát và nhịp chân theo xem trong 1 nhịp có mấy phách, về khái niệm nhịp-phách anh em xem tại đây, hoặc đếm nhẩm phách trong đầu, bằng đôi tai của mình, để xem có mấy phách trong 1 nhịp.

Xác định được bài nhạc nhịp mấy (2, 3, 4) sẽ xác định được điệu nhạc.

Ví dụ:

+ Bài nhạc nhịp 2 (2 phách/1 nhịp = chát (1)/bùm(2), chát(1)/ bum(2)): đánh điệu Fox, Passo…

+ Bài nhạc nhịp 3 (3 phách/1 nhịp): đánh điệu Valse, Boston

+ Bài nhạc nhịp 4 (4 phách/1 nhịp): đánh điệu Slow, Bolero, Tango, Rumba, Cha-cha…

Ở trên là cách xác định điệu nhạc, còn cách đánh từng điệu nhạc thế nào cho đúng, cho hay, kỹ thuật cho guitar điện, guitar thùng khác nhau ra sao thì ở một chủi đề khác.

- Lưu ý quan trọng:

- Chuyên hợp âm:

Các hợp âm phải được chuyển theo các nguyên tắc bất biến sau:

+ Hợp âm phải chứa nốt giai điệu trong ô nhịp (thường là phách đầu của ô nhịp)

+ Hợp âm phụ phải nằm trong bộ hợp âm của hợp âm chính, ví dụ Am là hợp âm chính thì các hợp âm trong bộ hợp âm Am sẽ là: Am, Dm, E7. Thường sẽ là 3 hợp âm cơ bản, nhưng cũng có bài hát sử dụng 4, 5, 6, 7 hợp âm…

+ Hợp âm được chuyển khi nốt giai điệu có sự chuyển biến về cao độ qua một hợp âm khác, hợp âm chuyển ngay khi hết 1 nhịp và qua nhịp mới. Thông thường mỗi 1-2 nhịp thì sẽ có sự chuyển biến về hợp âm. Cũng có khi 3-4 nhịp mới chuyển 1 hợp âm.

- Chọn điệu phù hợp:

Bài nhạc nhịp 3 không thể đánh với nhịp 4, bài nhạc nhịp 4 không thể đánh với nhịp 3. Vì đơn giản là 3 không chia hết cho 4 và ngược lại, nên sẽ dẫn đến hiện tượng bị thừa hoặc thiếu phách, khi đó phải bỏ phách (ví dụ bản nhạc nhịp 3, thích hợp với điệu Valse hay Boston mà lại đệm điệu Slow hay Bolero có nhịp 4) hoặc nghỉ phách  (ví dụ bản nhạc nhịp 4 mà lại đệm điệu Boston) để giữ cho ‘đúng’ nhịp, gọi là đàn không vô nhạc, trường hợp này trên thực tế hay gặp ở những anh em tự học nhưng không hiểu các nguyên lý căn bản:

- Thay vì chỉ biết khổ luyện, nghe nhạc hay cũng là một cách tập đàn.

- Ngoài ra còn 1 vấn đề khác là tốc độ (nhanh, chậm): sẽ tùy theo từng bài.

Tóm lại ta có công thức:

* * *

Ở trên là điều kiện cần, điều kiện đủ: Phải biết đánh đàn.

Liên hệ học guitar đệm hát tại Tuy Hòa: ĐT, Zalo: 0919410280

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét